Doanh nghiệp tôm hoạt động “3 tại chỗ”

Trong bối cảnh covid-19 bùng phát, nhiều tỉnh thành phải căng mình phòng chống dịch. Một trong những giải pháp cứng rắn nhằm hạn chế người ra đường, hạn chế lây lan dịch bệnh, là khuyến khích các doanh nghiệp (DN) hoạt động theo phương châm “3 tại chỗ”. Cụ thể là sản xuất (nuôi trồng), ăn uống, ngủ nghỉ đều tại chỗ (3TC). Thời gian thực hiện 3TC theo tình hình kiểm soát dịch bệnh. Góc độ này, 3TC diễn ra trong vòng một tháng, thậm chí có thể là nửa tháng nếu dịch bệnh của địa phương đã được kiểm soát tốt.


Doanh nghiệp chế biến thủy sản cần gì nhất lúc này?

Tính đến nửa đầu tháng 6/2021, tổng giá trị XK thủy sản Việt Nam đạt 3,65 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, với diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra căng thẳng và phức tạp tại Tp.HCM. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam cần hết sức cẩn trọng, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra, vừa đảm bảo an toàn với dịch bệnh, vừa giữ mức tăng trưởng XK.


Thịnh Phát liên tiếp 2 năm đạt tiêu chuẩn Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao - Chuẩn Hội Nhập

Công ty TNHH MTV Công Nghệ Mới Thịnh Phát được biết đến là nhà sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu phụ gia thực phẩm trong ngành chế biến thuỷ sản hàng đầu tại Việt Nam.  Vừa qua, Thịnh Phát đã trải qua đợt tái đánh giá và được cấp chứng nhận "Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao – Chuẩn Hội Nhập" của Hội DN. HVNCLC, do Hội cùng với đại diện chủ tịch Hội là Cô Vũ Kim Hạnh ký và cấp cho Thịnh Phát; được sự ủng hộ và hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành như Bộ Khoa học Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng,... cũng như GLOBALG.A.P, VCCI là các đối tác.


Có phải kiểm dịch đối với thủy sản nhập khẩu dùng làm thực phẩm cho người không?

Từ năm 2014 - 2021, đầu năm nào Chính phủ cũng ban hành một nghị quyết (Nghị quyết 19 và Nghị quyết 02) về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực quốc gia, trong đó nội dung về cắt giảm thực chất số mặt hàng thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành luôn được nhấn mạnh và nhắc lại. Nhưng chính giai đoạn này, Bộ NN&PTNT thay thế Thông tư 06/2010 bằng Thông tư 26/2016 và sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 36/2018 thì Danh mục hàng hoá phải kiểm dịch, đặc biệt các hàng về chế biến (đông lạnh, khô, đồ hộp…) và/hoặc được “liệt kê” là có nguy cơ cao lại tăng lên đáng kể.


Xuất khẩu thuỷ sản nửa đầu năm 2021 vượt 4,1 tỷ USD

Sự hồi phục nhu cầu tại 2 thị trường lớn Mỹ và EU và xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng tăng mạnh, đã mang lại kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trên 4,1 tỷ USD cho Việt Nam trong nửa đầu năm nay. Trong đó, xuất khẩu trong tháng 6/2021 tiếp tục tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 865 triệu USD. Với đà tăng trưởng hiện nay, XK thuỷ sản năm 2021 có thể cán đích 9 tỷ USD.


Tiêu thụ tôn mạ vẫn có thể duy trì đà tăng trưởng nhờ hoạt động xuất khẩu thuận lợi

EU sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu thêm ba năm nữa. Các biện pháp này chủ yếu nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Trung Quốc. Do đó, chính sách này tiếp tục duy trì điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ Việt Nam.


Iran sẽ trở thành nhà sản xuất thép lớn thứ 7 thế giới vào năm 2024

Iran đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất thép lớn thứ 7 thế giới vào năm 2024 (kết thúc vào tháng 3/2025 theo lịch Iran), sau khi nước này ghi nhận sản lượng thép tăng mạnh trong những năm gần đây, bất chấp các điều kiện khó khăn do các biện pháp trừng phạt của Mỹ và đại dịch COVID-19.


VSA khuyến nghị thúc đẩy sản xuất thép, hạn chế xuất khẩu để ổn định thị trường

VSA lưu ý các doanh nghiệp cần tăng cường phối hợp và hợp tác; hạn chế xuất khẩu thép để ưu tiên nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm cho thị trường trong nước.


Trường Thịnh Corp - Hành trình 14 năm “kết nối sức mạnh - vươn tới thành công”.

Suốt 14 năm (26/06/2007 - 26/06/2021) hình thành và phát triển, Công ty CP ĐT XD & TM Trường Thịnh (Trường Thịnh Corp) với phương châm: "Uy Tín - Chất Lượng - Hiệu Quả" đã không ngừng nỗ lực, nay đã dần đứng vững trên thị trường, với những sản phẩm, dịch vụ luôn được khách hàng đánh giá cao.


Xuất khẩu thủy sản có nhiều cơ hội cán đích 9 tỷ USD

Trong bối cảnh nhiều quốc gia đẩy mạnh tiêm vaccine, ngày càng kiểm soát tốt dịch COVID-19, xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam từ nay đến hết năm có không ít thuận lợi, đặc biệt tại các thị trường XK trọng điểm. Dự báo, XK thủy sản cả năm sẽ cán đích khoảng 8,7-9 tỷ USD.


Xuất khẩu tôm đạt 1,31 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2021, XK tôm sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng khá tốt, riêng giá trị XK tôm sang Trung Quốc - Hồng Kông giảm 19% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng giá trị XK tôm Việt Nam tính tới hết tháng 5/2021 đạt 1,31 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.


Quy định mới về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế

(Xây dựng) - Bộ KH&ĐT đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý KCN và KKT. Trong đó, đề xuất bổ sung một số quy định mới liên quan đến quản lý, điều chỉnh quy hoạch; phân cấp thẩm quyền; điều kiện xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN…


Niềm vui thực sự đã quay trở lại với xuất khẩu cá tra Việt Nam

5 tháng đầu năm nay 2021, ngoài sự tăng trưởng dương XK cá tra của một số thị trường hàng đầu thì giá trị XK sang các thị trường tiềm năng như Mexico, Brazil, Colombia, Thái Lan tăng trưởng rất mạnh.


Tháng 5/2021, xuất khẩu hải sản của Việt Nam tăng 26%

So với cùng kỳ, xuất khẩu các nhóm sản phẩm hải sản của Việt Nam đều tăng. Đáng chú ý, xuất khẩu các mặt hàng nhuyễn thể tăng mạnh nhất. Cụ thể, giá trị xuất khẩu nhóm các sản phẩm mực, bạch tuộc đạt 216 triệu USD, tăng 13%; nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt 48 triệu USD tăng 44%.