TIN TỨC KHÁC

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

 Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.


Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Khi nào giá thép sẽ phục hồi?

Thị trường thép trong nước sẽ vẫn trầm lắng trong tháng 9 và giá thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Xuất khẩu cá Tra Việt Nam: Tin vui sau chuỗi ngày ảm đảm

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan, tình hình xuất khẩu mặt hàng cá Tra trong tháng 9 năm 2023 đạt hơn 165 triệu USD, tăng trưởng dương 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên trong năm nay xuất khẩu cá Tra có dấu hiệu khởi sắc đầy hứa hẹn.  Xuất khẩu cá tra đến Các thị trường chính như Trung Quốc, Hongkong, EU, Brazil, Mexico, … ghi nhận tăng trưởng dương 2 con số. Trung Quốc và Hongkong là 2 thị trường nhập khẩu và tiêu thụ cá Tra Việt Nam nhiều nhất kể từ năm 2019, mặc dù trong 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sang 2 nước này chỉ đạt hơn 400 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng trong tháng 9/2023, tình hình đã có nhiều thay đổi khi lượng xuất khẩu cá Tra đến 2 thị trường này cán mốc trên 55 triệu USD tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, EU cũng là thị trường màu mỡ đối với ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam khi số liệu cho thấy nhu cầu của các nước trong liên minh EU không hề giảm đối với mặt hàng Cá Tra Việt Nam. Trong tháng 9, với lượng tiêu thụ gần 15 triệu USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước và tăng gần 10% so với tháng 8, thị trường EU khẳng định sự ưa chuộng đối với cá tra Việt Nam.
Ngoài các con số tăng trưởng dương, cũng có những thị trường nhập khẩu vẫn ghi nhận số liệu giảm đáng kể như Mỹ mặc dù đứng thứ 2 trong danh sách nhập khẩu cá Tra Việt Nam nhưng giảm gần 30% trong tháng 9 và giảm hơn 50% tổng 9 tháng đầu năm so với năm 2022 nguyên nhân chủ yếu do lượng tiêu thị ít dẫn đến tồn kho cao. Xuất khẩu cá tra sang thị trường CPTPP(*) trong tháng 9 ghi nhận mức giảm thấp nhất trong năm tính đến thời điểm này là 4%. Mặc dù tình hình chung như vậy nhưng một số nước trong khối CPTPP vẫn tăng trưởng dương từ 10-70% như New Zealand, Mexico, Nhật Bản, …
Thời gian qua, thế giới đối mặt với những thách thức lớn khi tổng cầu suy giảm, lạm phát ở mức cao mặc dù đã có hạ nhiệt, thắt chặt chính sách tiền tệ, nợ công tăng đang báo động, căng thẳng trong chiến tranh Nga Ukraine tiếp tục phát triển theo các chiều hướng phức tạp, tình hình chính trị, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu có những dấu hiệu bất ổn.  Mặc dù vẫn còn những khó khăn và sự tăng trưởng  xuất khẩu cá Tra trong tháng 9/2023 chưa đáng kể, dấu hiệu phục hồi này là động lực to lớn cho toàn ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Hi vọng rằng sự phục hồi này sẽ cho kết quả rõ rệt trong quý IV/2023 và thời gian tiếp theo để khôi phục lại vị thế của ngành thủy sản Việt Nam – một trong những ngành kinh tế trụ cột của nền nông nghiệp và mũi nhọn xuất khẩu của cả nền kinh tế nước ta.
Chú thích (*): CPTPP là hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 11 quốc gia xung quanh Vành đai Thái Bình Dương: Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Brunei, Singapore, Malaysia, Việt Nam và Nhật Bản. CPTPP chiếm tỷ trọng đáng kể (khoảng 13%) trong GDP thế giới.
Nguồn tham khảo: Bài viết có sử dụng số liệu tham khảo từ báo điện tử VASEP.