Ngân hàng Nhà nước gia hạn thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép các ngân hàng kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng so với quy định cũ, tới 30/6/2022


Nhu cầu thủy sản bền vững tăng trong đại dịch COVID-19

Nhu cầu về thủy sản chứng nhận bền vững ngày càng tăng. Ngay cả trong đại dịch COVID-19, nhu cầu vẫn tăng lên. Chứng nhận tính bền vững vẫn chưa phải là yêu cầu cơ bản của người mua ở tất cả các thị trường Châu Âu. Nhưng dự đoán trong vòng 10 năm, nó sẽ trở thành tiêu chuẩn để xuất khẩu thủy sản sang châu Âu.


Giảm tiền điện cho doanh nghiệp sản xuất khó khăn

Chính phủ thống nhất giảm tiền điện cho 3 nhóm doanh nghiệp khó khăn do Covid-19, theo Nghị quyết 97 vừa ban hành ngày 28/8.


Xuất khẩu thủy sản trước biến động khó lường

Xuất khẩu thủy sản tháng 6 năm 2021 tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng sang nửa cuối tháng 7, do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID-19 giá trị ngành hàng này có nguy cơ giảm mạnh. Do vậy, rất cần tới nhiều chính sách phù hợp để giữ đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm.


Đứt gãy nguyên liệu: Nỗi lo của nhiều ngành hàng trong dịch Covid-19

Đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây khó khăn cho các ngành sản xuất trong nước khi phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.


Dự luật IUU của Mỹ sẽ mở rộng SIMP để bao trùm tất cả thuỷ sản nhập khẩu

Dự luật H.R 3075 được đề xuất bởi Hạ nghị sĩ Mỹ Jared Huffman (D-California) về chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và lao động nô lệ trong chuỗi cung ứng thuỷ sản đang nhận được nhiều quan tâm.


Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Thái Lan tăng 25%

Thái Lan là thị trường đơn lẻ nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm 10,7% tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường.


TP HCM có 7 công trình xây dựng, giao thông cấp bách được tiếp tục thi công

Ngày 18/8, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình đã ký văn bản chấp thuận đề nghị của Sở Xây dựng về danh mục các công trường, công trình xây dựng, giao thông cấp bách được tiếp tục thi công trên địa bàn thành phố.


Đâu là động lực tăng trưởng dài hạn của ngành xây dựng?

VDSC nhận định rằng việc đẩy mạnh đầu tư công sẽ là động lực lớn nhất của ngành xây dựng trong 5 năm tới, đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, ngành vẫn đang gặp khó khăn ngắn hạn do dịch bệnh, giá nguyên liệu và sự cạnh tranh gay gắt.


Tôm Việt Nam cạnh tranh tốt tại thị trường Australia

Nửa đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường Australia đạt 88,7 triệu USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là thị trường ghi nhận mức tăng trưởng tốt nhất trong số các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam.


Các nhà xuất khẩu thủy sản Trung Quốc than phiền chi phí vận chuyển tăng vọt

Chi phí vận chuyển từ Thanh Đảo đến New York, Chicago hoặc Boston đã tăng lên 22.000 USD/container hoặc hơn. Trong khi những mặt hàng đến Bremerhaven, Đức và Felixstowe, Anh, đã lên tới 12.000 USD/container. Chi phí vận chuyển cho tất cả các tuyến có thể tăng thêm 2.000 USD/container vào giữa tháng 8. Cảng Trạm Giang gần đây đã áp đặt hạn chế mới đối với các container đến từ Ấn Độ, Việt Nam và 9 quốc gia châu Á khác. Cảng chỉ cho phép mỗi ngày được làm thủ tục hải quan và đón tại cảng 20 container nhập khẩu từ 11 quốc gia này.


Giá thép sẽ tăng trở lại vào cuối năm?

BSC cho rằng giá thép xuất khẩu sẽ có xu hướng điều chỉnh do sự phục hồi về nguồn cung trên thế giới. Giá thép sẽ sẽ dần trở về mức trung bình trong dài hạn do giá thép thế giới giảm bởi sự phục hồi nguồn cung và tác động của dịch COVID-19.


Doanh nghiệp cá tra đã nhìn thấy cơ hội từ thị trường Brazil

Khó khăn khi xuất khẩu cá tra sang EU, Trung Quốc – Hồng Kông đã khiến các doanh nghiệp cá tra Việt Nam phải nỗ lực đẩy mạnh sang các thị trường tiềm năng khác trong nửa đầu năm nay, trong đó có Brazil. Tính tới nửa đầu tháng 7/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 35,5 triệu USD, tăng 86,8% so với cùng kỳ năm trước.


Kết nối tiêu thụ, xuất khẩu nông thủy sản khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên

Phần lớn nông sản của Long An cung cấp cho thị trường TPHCM, nhưng hiện nay, TPHCM và các tỉnh, thành phía nam đang thực hiện các biện pháp phòng dịch không thống nhất, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong lưu thông hàng hóa. Ngoài ra, dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa như: Chi phí sản xuất kinh doanh tăng, công nhân giảm, công suất nhà máy giảm, thời gian vận chuyển hàng xuất khẩu kéo dài, hàng hoá nằm chờ tại các cảng chậm xuất khẩu, cước phí tàu tăng…