GIỮ " ĐƯỜNG BƠI " CHO CÁ TRA VIỆT

(vasep.com.vn) Trước giai đoạn biến động do dịch COVID-19, khi ngành cá tra Việt không làm chủ được thị trường thì toàn ngành phải quay lại kiểm soát chính mình để giữ "đường bơi" cho cá tra, vượt qua giai đoạn khó khăn.Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, cá tra là nhóm hàng có tăng trưởng âm sâu nhất trong các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam.Tuy nhiên, các doanh nghiệp xác định mục tiêu, không để ngành chế biến, xuất khẩu cá tra chịu bế tắc trong giai đoạn này.


Mỹ thông qua gói viện trợ 300 triệu USD cho ngành thủy sản

(vasep.com.vn) Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật kích thích kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD để đối phó với dịch Covid-19, trong đó 300 triệu USD sẽ được dành để hỗ trợ cho ngành thủy sản. Theo một điều khoản trong dự luật, Bộ Thương Mại Mỹ sẽ hỗ trợ cho những người tham gia vào ngành thủy sản, những người chịu ảnh hưởng về doanh thu do đại dịch Covid-19 gây ra.


Doanh nghiệp cá tra Việt Nam đang nỗ lực vượt dịch Covid-19

(vasep.com.vn) Trong hai tháng đầu năm nay, cá tra là nhóm hàng có mức tăng trưởng âm sâu nhất trong cơ cấu thủy sản XK, giảm hơn 32% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này bị ảnh hưởng từ sự giảm sút về giá trị XK cá tra sang thị trường lớn Trung Quốc - Hồng Kông. Trong hai tháng, giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 28,4 triệu USD, giảm 52,4% so với cùng kỳ năm 2019.


Xuất khẩu tôm vượt 'bão' Covid-19

( Baomoi.com) Trong khi nhiều ngành hàng đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì ngành tôm xuất khẩu vẫn chưa ảnh hưởng nhiều vì chưa vào chính vụ. Doanh nghiệp ngành hàng này đang nâng cao năng lực cạnh tranh để nắm cơ hội mới, 'vượt bão' dịch bệnh trong thời gian tới.


Cơ hội nào cho tôm Việt Nam sau dịch Covid-19?

(Vasep.com.vn) Quý 1/2020, chưa vào vụ nuôi tôm chính, thị trường tiêu thụ mặt hàng này cũng chưa khởi động, nên ngành tôm Việt Nam gần như chưa gặp nhiều khó khăn như các ngành hàng khác trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu dịch Covid 19 vẫn kéo dài đến quý 2 thì điều này thực sự sẽ trở thành một thách thức không hề nhỏ cho ngành tôm Việt Nam.


Còn nhiều con đường cho cá tra trong dịch nCoV (Covid-19)

(vasep.com.vn) Sau 3 năm liên tục tăng trưởng tốt đặc biệt là thành công trong năm 2018 thì XK cá tra lại giảm 11% trong năm 2019 với giá trị đạt 2 tỷ USD. Điều này không ngoài dự báo của VASEP khi nhận thấy sản lượng cá tra nuôi đã tăng nhanh từ năm 2018 và việc dư nguồn cung là nguyên nhân chính cho giá XK giảm mạnh tại tất cả thị trường.


Liệu ngành thủy sản Trung Quốc có thể đối phó với virút corona?

(vasep.com.vn) Theo chuyên gia nuôi trồng thủy sản Trung Quốc có trụ sở tại tỉnh Sơn Đông, Ronnie Jin, không phải tất cả các khía cạnh của lĩnh vực thương mại thủy sản của Trung Quốc đều đang gặp khó khăn do đại dịch corona.


Dịch Corona gây thiệt hại đối với lĩnh vực dịch vụ hậu cần thủy sản của Trung Quốc

(vasep.com.vn) Theo Cục Hàng hải (Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc), kho hàng lạnh ở Thiên Tân và Thượng Hải - hai trong số các cảng được coi là các cảng bận rộn nhất thế giới - đã ở tình trạng quá tải. Các công ty vận chuyển được khuyến cáo chuyển hàng hóa đến các địa điểm thay thế khác.


Xuất khẩu tôm sang EU: Kỳ vọng từ EVFTA

(vasep.com.vn) EU là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,5% trong tổng giá trị XK tôm của Việt Nam. Năm 2019, XK tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 689,8 triệu USD, giảm 17,7% so với năm 2018. Riêng trong quý IV/2019, XK tôm Việt Nam sang EU đạt 176,4 triệu USD, giảm 7,1% so với quý IV/2018. Trong quý cuối cùng của năm 2019, XK tôm sang EU có chiều hướng tốt hơn, không giảm sâu như 3 quý đầu năm. Cả năm 2019, XK tôm sang EU chỉ tăng nhẹ trong tháng 7 và 11, các tháng còn lại đều giảm.


Dịch coronavirus ảnh hưởng tới đơn hàng của các nhà cung cấp tôm Mỹ Latinh

(vasep.com.vn) Các nhà cung cấp Mỹ Latinh đang chờ đợi thị trường Trung Quốc hoạt động trở lại để tính toán xem họ bị mất bao nhiêu đơn hàng từ các nhà NK Trung Quốc do dịch coronavirus.


Việt Nam tăng xuất khẩu mực chế biến sang Hàn Quốc

(vasep.com.vn) Hàn Quốc vẫn là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 39,9% tổng XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. Quý IV/2019, XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt 61,4 triệu USD, giảm gần 32% so với quý IV/2018.


Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc có thể bị “thăng trầm” theo diễn biến dịch nCoV

(vasep.com.vn) Năm 2019, Trung Quốc là thị trường XK cá tra lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị đạt 622,7 triệu USD, tăng 28,8% so với năm trước, chiếm 31% tổng giá trị XK cá tra. Năm qua, đây cũng là thị trường trọng tâm của hơn 125 doanh nghiệp, hộ gia đình, HTX sản xuất, chế biến cá tra Việt Nam. Mở đầu năm 2020, diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của nhiều DN cá tra Việt Nam.


Xuất khẩu tôm - Quá khứ, hiện trạng và triển vọng

Tôm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thơm ngon được ưa chuộng. Sản lượng tôm thế giới tăng nhẹ hàng năm, khoảng 5-7%. Nguyên nhân bị ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh và còn tính toán cân đối cung cầu. Sức cầu hiện nay tương ứng sức cung. Sức cầu không tăng mạnh, nguyên nhân do giá tôm còn khá cao so một số thực phẩm khác như cá, thịt; nên chưa thuyết phục tốt người tiêu dùng.


Xuất khẩu cá tra năm 2019 đạt 2 tỷ USD

Theo Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam. Năm 2019 kết thúc với nhiều nỗ lực của các DN XK cá tra, tuy nhiên đây cũng là năm chưa được như kỳ vọng của ngành hàng này. Khó khăn ở hầu hết các thị trường XK, giá nguyên liệu trong nước giảm mạnh đã khiến cho giá trị giảm thêm. Tháng 12/2019, giá trị XK cá tra ở hầu hết các thị trường XK lớn trong top 10 đều giảm, trừ Trung Quốc - Hồng Kông.