TIN TỨC KHÁC

Tín Hiệu Lạc Quan Từ Thị Trường Và Cơ Hội Tăng Tốc Cho Ngành Thuỷ Sản Cuối Năm 2024

Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bứt phá, khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm phục vụ các dịp lễ, tết.

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

 Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.


Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Mỹ thông qua gói viện trợ 300 triệu USD cho ngành thủy sản

Theo báo cáo tóm tắt của Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Mỹ, những người tham gia vào ngành thủy sản được xác định gồm những cộng đồng ngư dân, người nuôi trồng, các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản không đủ điều kiện theo các điều khoản khác hoặc các doanh nghiệp liên quan đến nghề cá khác. Tuy nhiên, để nhận được trợ cấp, những người này sẽ phải chứng minh khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh lớn hơn 35% mức doanh thu trung bình trong 5 năm trước đó, hoặc bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với sinh kế, nghề cá của họ.

Các khoản hỗ trợ sẽ được cấp theo hình thức cuốn chiếu và trong một mùa khai thác. Ngoài ra, khoảng 2% số tiền hỗ trợ sẽ được sử dụng cho các hoạt động quản lý và giám sát.

Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) hoan nghênh việc thông qua dự luật và cho biết có khoảng 1,2 triệu người đang tham gia các hoạt động của ngành thủy sản. Việc hỗ trợ những người nuôi và những ngư dân khai thác trên biển là một việc rất quan trọng. Tuy nhiên, gói viện trợ cũng bao gồm những người lao động khác của chuỗi cung ứng cá như nhà chế biến và phân phối sản phẩm. Đây là một điều cần thiết khi toàn bộ chuỗi giá trị sẽ nhận được hỗ trợ.

Hy vọng những khoản viện trợ lớn hơn từ Chính phủ

Khoản viện trợ mà ngành thủy sản Mỹ nhận được thấp hơn nhiều so với những gì được yêu cầu trong một bức thư gửi đến Nhà Trắng và Quốc hội. Theo báo cáo của Undercurrentnews, một nhóm khoảng 180 nhà thu hoạch thủy sản, nhà chế biến, hiệp hội thương mại và những người khác đã yêu cầu một khoản cứu trợ với tổng giá trị 4 tỷ USD cho ngành thủy sản, bao gồm khoản cam kết tiêu thụ thủy sản trị giá 2,5 tỷ USD.

Bức thư được ký bởi những tên tuổi có tiếng trong ngành thủy sản như Joe Bundrant, Giám đốc điều hành của Trident Seafoods; Roger O'Brien, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Santa Monica Seafood; Sean O'Scannlain, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Fortune International; Stephanie Quah, Giám đốc điều hành của Cargill và John Connelly, Chủ tịch của NFI, và được soạn thảo bởi Pacific Seafood, một nhà cung cấp lớn khác có trụ sở tại Clackamas, Oregon.

Nhóm đề xuất đã liệt kê ít nhất 9 hành động mà họ mong muốn được hỗ trợ, bao gồm một số hành động có thể được giải quyết bằng dự luật như: tình trạng hỗ trợ cần thiết cho các công nhân liên quan đến thủy sản; cấp phát hoặc đưa ra các gói kích thích để bù lỗ; cho vay hoặc hỗ trợ thanh toán tiện ích; hỗ trợ tiêu thụ thủy sản; trả lương và hỗ trợ thất nghiệp; quảng bá thủy sản Mỹ ra nước ngoài; cấp thị thực cho người lao động tạm thời; hỗ trợ khủng hoảng thủy sản liên bang; hỗ trợ trong việc vận chuyển, XK thủy sản; và giảm bớt gánh nặng pháp lý không cần thiết trong hoạt động khai thác.

Noah Oppenheim, Giám đốc điều hành của Hiệp hội khai thác bờ biển Thái Bình Dương hy vọng sẽ có thêm những khoản hỗ trợ cho ngành thủy sản trong các dự luật trong tương lai và các biện pháp hỗ trợ khác.

"Khoản viện trợ trị giá 300 triệu USD này rất đáng khen ngợi nhưng có lẽ nó sẽ không đủ. Chúng tôi cần các gói hỗ trợ tiếp theo, bao gồm các thay đổi chính sách. Chúng tôi cần sự hợp tác giữa các Cơ quan Nhà nước và Liên bang cho phép phân phối sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Tôi muốn NOAA thiết lập một chương trình tiếp thị sản phẩm thủy sản khai thác tự nhiên, khuyến khích tiêu thụ thủy sản Mỹ. Điều này sẽ hỗ trợ nhiều hơn việc chỉ hỗ trợ tài chính và sẽ giúp ngành thủy sản vượt qua khủng hoảng.

Thượng nghị sĩ Cantwell từ Washington cho biết "Chúng tôi đã chứng kiến việc lao động bị sa thải và việc đóng cửa mùa khai thác và điều quan trọng là chúng tôi hỗ trợ ngư dân và đảm bảo họ có quyền tiếp cận các khoản trợ cấp khẩn cấp và các hỗ trợ khác khi họ đối mặt với những thách thức chưa từng có của đại dịch Covid-19”.

(Theo Undercurrentnews)