TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu cá Tra Việt Nam: Tin vui sau chuỗi ngày ảm đảm

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan, tình hình xuất khẩu mặt hàng cá Tra trong tháng 9 năm 2023 đạt hơn 165 triệu USD, tăng trưởng dương 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên trong năm nay xuất khẩu cá Tra có dấu hiệu khởi sắc đầy hứa hẹn.  Xuất khẩu cá tra đến Các thị trường chính như Trung Quốc, Hongkong, EU, Brazil, Mexico, … ghi nhận tăng trưởng dương 2 con số.

Loại thủy sản nào xuất khẩu sang Anh tăng kỷ lục gần 800% trong 6 tháng đầu năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, riêng trong tháng 6 năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Anh đạt xấp xỉ 4,5 nghìn tấn, giá trị lên gần 29 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 15,7% về trị giá so với tháng 6/2022.

Lạm phát bắt đầu chi phối nhập khẩu cá tra tại các thị trường

(vasep.com.vn) Gần 2 tỷ USD – kết quả XK cá tra 9 tháng đầu năm 2022 là một con số vượt hơn cả mong đợi của ngành này. Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến XK tháng 9 vừa qua sẽ thấy lạm phát đã tấn công mạnh mẽ vào tất cả các ngành hàng thực phẩm và thủy sản, không loại trừ cá tra.


Trung Quốc không còn đình chỉ với doanh nghiệp có hàng dương tính SARS-CoV-2

(vasep.com.vn) Trung Quốc xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm virus Sars-COV-2 sau gần 2 năm thực thi.


Nhà tiền chế cấp 4 giá phổ thông- Xu hướng nhà ở thân thiện với môi trường

Nhà tiền chế cấp 4  là loại kiểu nhà dân dụng, có kiến trúc phổ biến và thi công khá đơn giản, được đa số người dân xây dựng, phổ biến từ nông thôn đến thành thị. Chỉ với ngân sách khoảng 100,000,000 VND bạn có thể sở hữu một căn nhà tiền chế cấp 4 bao gồm tất cả các chi phí vật liệu và  thi công xây dựng. Việc sử dụng nhà tiền chế cấp 4 không phải là lạc hậu, cũ kĩ, song song với quá trình phát triển của xã hội thì việc xây dựng nhà tiền chế cấp 4 đã ngày càng phát triển hiện đại, nâng tầm chất lượng và bắt kịp xu thế của thế giới. Với công nghệ xây dựng mới, nhà tiền chế cấp 4 ưu tiên sử dụng vật liệu thép siêu nhẹ và được ứng dụng chủ yếu các nhà ở, văn phòng công ty,..... Hãy cùng TRƯỜNG THỊNH tìm hiểu chi tiết về kiểu nhà rất phổ biến này nhé.


Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế toàn cầu?

Trong nhiều thập kỉ qua, kinh tế Mỹ luôn có sức ảnh hướng lớn mạnh đến nền kinh tế toàn cầu, do đó kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ tạo ra nhiều sự thay đổi cho thế giới trong tương lai.

Bài viết được đăng tải trên tờ The Australian Financial Review cho biết rằng:
 
Nhà kinh tế trưởng và là trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô toàn cầu tại Tổ chức PGIM Fixed Income, Nathan Sheets, nhận định các chính sách kinh tế của ông Trump thường được thể hiện mạnh mẽ, với mục tiêu tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng trong nước và theo đuổi chương trình nghị sự "Nước Mỹ trước tiên". Trong khi đó, cương lĩnh tranh cử của ứng cử viên Biden thì kêu gọi Chính phủ Mỹ cần mở rộng và nỗ lực hơn nữa để giải quyết tình trạng bất bình đẳng, cũng như cung cấp các khoản đầu tư quan trọng cho người dân, hạ tầng cơ sở và môi trường.

 



Nếu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử thì sẽ thế nào?

Ông ấy có lẽ sẽ tiếp tục chính sách của mình trong nhiệm kỳ đầu. Về cơ bản, chính sách này cho phép khu vực tư nhân và tổng cung của nền kinh tế được mở rộng nhanh chóng nhất có thể. Mục đích chính yếu là nhằm tạo ra thêm nhiều việc làm hơn, mang lại sự giàu có cũng như những đổi mới trong khu vực tư nhân.
Vào cuối năm 2017, Tổng thống Trump đã thúc đẩy một kế hoạch cắt giảm thuế lớn, trong đó trọng tâm đặt vào cải cách thuế doanh nghiệp. Ngoài ra, ông còn giảm bớt một số lượng lớn các quy định, bao gồm các quy định về môi trường và lao động, bảo vệ nhà đầu tư và quy định tài chính. 
Thành công trong chính sách nhiệm kỳ đầu của Trump trước khi đại dịch Covid-19 ập đến là đề tài được đem ra mổ xẻ rất nhiều. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất lịch sử và thị trường chứng khoán luôn ở mức cao nhất mọi thời đại (thị trường này mới đây đã ghi nhận sự phục hồi bất chấp tác động của dịch bệnh), và tăng trưởng kinh tế đang trong lộ trình "đến đích" với một tốc độ vững chắc, nếu không muốn nói là ngoạn mục. Tuy nhiên, điều gì cũng có hai mặt, kế hoạch giảm thuế của ông đã khiến ngân sách liên bang thâm thủng nặng chưa từng thấy đối với một thời kỳ tăng trưởng kinh tế kéo dài như vậy. 
Đáng chú ý không thể không kể đến đó là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc. Cuộc đối đầu này đã lan sang các lĩnh vực công nghệ, đầu tư và tỷ giá. Ngoài ra, dưới nhiệm kỳ Trump, các xung đột ở mức độ thấp hơn cũng có lúc xảy ra giữa Mỹ với các đồng minh và đối tác lâu năm, như với Liên minh châu  u (EU), Canada và Mexico.


Những căng thẳng này cộng hưởng với phong cách điều hành khó đoán của ông Trump đã gây ra không ít đợt rung chuyển trên thị trường tài chính phố Wall và toàn cầu. Tuy nhiên, ông Trump cũng đã cẩn thận không để nền kinh tế Mỹ vượt quá điểm có thể phá hủy chúng. 

Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu Donald Trump có còn thận trọng như vậy trong nhiệm kỳ thứ hai nếu ông đắc cử, bởi trong nhiệm kỳ thứ hai này, ông sẽ chủ quan hơn và không còn phải lo chuyện tranh giành thêm một khóa nữa. 

Nếu Joe Biden đắc cử thì sẽ thế nào?

Trái với Donald Trump, cương lĩnh của Joe Biden được cho là tập trung vào sự bất bình đẳng và tăng cường hợp tác.
Tính bình quân, mỗi hộ thuộc nhóm 1% hộ gia đình giàu nhất ở Mỹ đang nắm lượng tài sản lớn gấp 1.250 lần so với mỗi hộ thuộc nhóm 50% ở tầng lớp dưới đáy của xã hội. Tình trạng chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ là quá lớn và nó ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội, chính trị, lĩnh vực y tế công cộng của Mỹ. Trong khi đó, có nhiều bằng chứng cho thấy rằng việc phân phối lại nguồn lực từ nhóm giàu hơn sang nhóm nghèo hơn có thể giúp nâng tổng nhu cầu trong nền kinh tế và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng.

Để có thể tìm đúng được điểm cân bằng của sự bình đẳng không phải là dễ. Chính sách của ông Biden là kêu gọi tăng chi tiêu xã hội, đặc biệt là chi cho giáo dục - y tế, tăng đầu tư vào hạ tầng, môi trường và các lĩnh vực công cộng khác. Những chương trình này sẽ được cấp vốn thông qua đảo ngược một phần chương trình cắt giảm thuế của ông Trump và tăng thuế đánh vào các hộ gia đình thu nhập cao. Dù vậy, thâm hụt ngân sách khổng lồ của nước Mỹ có nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục đeo bám Chính phủ nước này trong trường hợp ông Biden thắng tại cuộc đua vào Nhà Trắng.
Trên phạm vi toàn cầu, chính sách kinh tế của ông Biden được nhìn nhận là mang tính truyền thống hơn so với chính sách của ông Trump. Điều đó là sự duy trì mối quan hệ hợp tác của Hòa Kỳ với các nước đồng minh. Có thể nhìn nhận điểm này qua cách tiếp cận của ông Biden với Trung Quốc. Nhiều nước chia sẻ mối lo của Mỹ với các chính sách của Trung Quốc, và ông Biden muốn xây dựng một liên minh để gây sức ép lên Bắc Kinh. Nói chung, ông Biden sẽ thoải mái hơn với việc nước Mỹ giữ vai trò nhà lãnh đạo trong các vấn đề kinh tế quốc tế.
Ông cũng sẽ tìm cách hợp tác trong các tổ chức đa phương như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Liên hợp quốc (UN) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Ở thời điểm hiện tại, thị trường tài chính Mỹ và thế giới đã phản ánh khá đầy đủ những bấp bênh liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra. Giới đầu tư vừa ủng hộ vừa lo lắng không kém về chính sách kinh tế của cả ông Trump và ông Biden.  
Kết thúc bài viết, tác giả cho rằng những tác động từ kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử vào tháng 11 sẽ không chỉ xác định quỹ đạo chính sách kinh tế của Mỹ trong vòng bốn năm tới, mà còn có tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi biên giới của cường quốc số một thế giới này.
(nguồn: internet)