TIN TỨC KHÁC

Trisodium Citrate Dihydrate: Vai trò kép trong ngành thực phẩm và dược phẩm

Trong bối cảnh ngành thực phẩm và dược phẩm ngày càng chú trọng đến chất lượng, độ an toàn và tính ổn định của sản phẩm; thì việc sử dụng các phụ gia đạt chuẩn là điều thiết yếu. Một trong những phụ gia nổi bật với hiệu quả đa năng và mức độ an toàn cao là Trisodium Citrate Dihydrate– một dẫn xuất từ axit citric có mặt rộng rãi trong nhiều sản phẩm tiêu dùng và y tế.


Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001:2015 Trong Sản Xuất Cơ Khí - Nền Tảng Cho Sản Phẩm Chất Lượng Cao

Trong ngành sản xuất cơ khí – nơi độ chính xác và tính ổn định được đặt lên hàng đầu – việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn nâng cao uy tín trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.


NĂM 2025: THỊNH PHÁT KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VỚI TIÊU CHUẨN HALAL

Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và khẳng định vị thế trên trường quốc tế, Công ty TNHH MTV Công Nghệ Mới Thịnh Phát tự hào khi tiếp tục hoàn thành chương trình đánh giá định kỳ hằng năm, duy trì chứng nhận Halal cho năm 2025 - đánh dấu cột mốc hơn 11 năm liên tiếp được cấp chứng nhận theo chương trình MS 1500:2019 của JAKIM Malaysia bởi tổ chức chứng nhận HCA - một trong những đơn vị chứng nhận Halal uy tín và nghiêm ngặt hàng đầu thế giới. 


Tại sao các doanh nghiệp cần sử dụng phụ gia thực phẩm đạt chuẩn?

Trong ngành công nghiệp thực phẩm ngày càng phát triển, việc đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào điều đó chính là phụ gia thực phẩm đạt chuẩn.


Phụ gia non-phosphate trong chế biến thủy sản: Xu hướng mới song hành cùng giải pháp truyền thống

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và xu hướng “ăn sạch – sống xanh”, ngành chế biến thủy sản cũng đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ trong việc sử dụng phụ gia thực phẩm. Một trong những hướng đi nổi bật là phụ gia non-phosphate – dòng sản phẩm được xem là lựa chọn tiềm năng song hành với các giải pháp truyền thống, nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.


Những Tiêu Chuẩn Quan Trọng Trong Chế Tạo Kết Cấu Thép

Chế tạo kết cấu thép là một lĩnh vực đòi hỏi sự chính xác cao, quy trình kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc đảm bảo đúng tiêu chuẩn không chỉ giúp công trình đặt được độ bền, tính thẩm mỹ mà còn quyết định sự an toàn và hiệu quả trong vận hành lâu dài. Dưới đây là những tiêu chuẩn quan trọng nhất cần được chú trọng trong quá trình chế tạo kết cấu thép. 

1. Tiêu chuẩn vật liệu thép

Vật liệu là yếu tố cốt lõi trong bất kỳ sản phẩm kết cấu thép nào. Các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước như:

  • ASTM (Mỹ): ASTM A36, ASTM A572, ASTM A992… xác định độ bền kéo, độ giãn dài, khả năng hàn của thép.
  • JIS (Nhật Bản): JIS G3101, JIS G3106…
  • EN (Châu Âu): EN 10025-2, EN 10210…
  • TCVN (Việt Nam): TCVN 1651, TCVN 197… 

Những tiêu chuẩn này quy định rõ ràng về thành phần hóa học, giới hạn bền kéo, bền chảy, độ dẻo và khả năng chịu tải của thép, đảm bảo tính phù hợp cho từng loại công trình như nhà thép tiền chế, nhà xưởng công nghiệp, nhà cao tầng hay cầu đường.

2. Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép

Thiết kế là bước đặt nền móng cho toàn bộ quy trình chế tạo. Một bản thiết kế đạt chuẩn cần tuân thủ các tiêu chuẩn sau:

  • TCVN 5575:2012: Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế kết cấu thép.
  • AISC (American Institute of Steel Construction): Được sử dụng rộng rãi trong các dự án quốc tế.
  • Eurocode 3 (EN 1993): Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép của Châu Âu.

Các tiêu chuẩn này hướng dẫn cách tính toán tải trọng, liên kết, ổn định kết cấu, kiểm tra ứng suất… giúp đảm bảo sự an toàn và tối ưu hoá chi phí trong thi công.

3. Tiêu chuẩn gia công và hàn kết cấu thép 

Gia công và hàn là khâu trực tiếp định hình sản phẩm. Vì vậy, các tiêu chuẩn hàn và gia công cần được tuân thủ nghiêm ngặt: 

  • AWS D1.1 (Mỹ): Tiêu chuẩn hàn kết cấu thép phổ biến nhất thế giới.
  • ISO 3834: Hệ thống quản lý chất lượng trong hàn.
  • TCVN 6260, TCVN 5637: Tiêu chuẩn Việt Nam quy định quy trình hàn, kiểm tra mối hàn và đánh giá chất lượng.

Những tiêu chuẩn này quy định rõ về loại điện cực, phương pháp hàn (MIG, MAG, TIG…), yêu cầu tay nghề thợ hàn, kiểm tra không phá huỷ (NDT)... để đảm bảo mối hàn đạt độ bền và tính thẩm mỹ cao. 

4. Tiêu chuẩn sơn và bảo vệ bề mặt 

Sau gia công và hàn, kết cấu thép cần được xử lý bề mặt để chống ăn mòn, tăng tuổi thọ sử dụng:

  • ISO 12944: Tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ chống ăn mòn bằng sơn phủ.
  • SSPC (Hoa Kỳ): Hướng dẫn xử lý bề mặt như làm sạch bằng phun cát, sơn chống rỉ, sơn phủ hoàn thiện…
  • TCVN 8789:2011: Hướng dẫn thi công và nghiệm thu sơn phủ công nghiệp.

Tuỳ theo điều kiện môi trường (gần biển, trong nhà, công trình ngoài trời…), các lớp sơn được áp dụng khác nhau để đảm bảo kết cấu không bị gỉ sét, nứt nẻ hay xuống cấp. 

5. Tiêu chuẩn lắp dựng và nghiệm thu công trình

Việc lắp đặt đúng kỹ thuật là bước cuối cùng, quyết định tính đồng bộ và an toàn:

  • TCVN 5308: Về an toàn kỹ thuật trong thi công.
  • TCVN 170:2007, TCVN 4091:1985: Về nghiệm thu kết cấu.
  • OSHA (Mỹ): Các tiêu chuẩn an toàn khi thi công kết cấu thép ở độ cao.

Việc tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn trong lắp đặt không chỉ đảm bảo an toàn lao động, mà còn giúp công trình đạt đúng tiến độ, vận hành ổn định, bền vững với thời gian. 

Trong ngành chế tạo kết cấu thép, chất lượng sản phẩm không chỉ nằm ở thiết bị, tay nghề hay năng lực nhà máy; mà còn được khẳng định qua việc tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trong từng khâu. Điều này không chỉ thể hiện tính chuyên nghiệp mà còn cam kết về độ an toàn và bền vững cho mọi công trình.