TIN TỨC KHÁC

Tín Hiệu Lạc Quan Từ Thị Trường Và Cơ Hội Tăng Tốc Cho Ngành Thuỷ Sản Cuối Năm 2024

Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bứt phá, khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm phục vụ các dịp lễ, tết.

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

 Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.


Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Tháng 9/2020: Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng 20%

Tháng 9 năm nay, trong top 5 thị trường NK chính, trừ Nhật Bản, XK mực, bạch tuộc sang các thị trường còn lại đều tăng như Hàn Quốc, ASEAN, EU, Trung Quốc. Trung Quốc vẫn là thị trường NK mực, bạch tuộc của Việt Nam với nhu cầu ổn định nhất trong 9 tháng đầu năm nay. XK mực, bạch tuộc sang EU tiếp tục tăng trong tháng 9. XK mực, bạch tuộc Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay vẫn chịu tác động của dịch Covid-19 nên giá trị XK trong 9 tháng vẫn giảm.

 

Trong tổng cơ cấu mực, bạch tuộc XK của Việt Nam, mực chiếm 55%, bạch tuộc chiếm 45%. 9 tháng đầu năm nay, giá trị XK mực tăng trong khi XK bạch tuộc giảm. XK bạch tuộc chế biến (HS 16) giảm mạnh nhất 27%. Mực khô/nướng (HS 03) là mặt hàng duy nhất tăng trưởng dương 28% đạt 72,5 triệu USD. XK mực chế biến khác (HS 16) và mực sống/tươi/đông lạnh (HS03) giảm lần lượt 4% và 9% so với cùng kỳ năm 2019.

 

Hàn Quốc vẫn là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 41% tổng giá trị XK mặt hàng này của Việt Nam đi các thị trường. XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng liên tục từ tháng 6 đến tháng 9 năm nay. Tháng 9 năm nay, XK mặt hàng này sang Hàn Quốc tăng 31,2% đạt 20,2 triệu USD tuy nhiên do giảm trong các tháng trước đó nên XK mực, bạch tuộc sang thị trường này vẫn giảm 2,9% trong 9 tháng đầu năm nay đạt 163,8 triệu USD.

 

Giá XK và nhu cầu tiêu thụ giảm do dịch Covid-19 là một trong những yếu tố tác động tới XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Hàn Quốc 9 tháng đầu năm nay. XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đang có dấu hiệu tăng trong những tháng gần đây.

 

Nhật Bản đứng thứ 2 về NK mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 22,3%. XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt gần 88,5 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2019. XK mặt hàng này sang Nhật Bản giảm liên tục từ tháng 5 đến tháng 9 năm nay.

 

Việt Nam chủ yếu XK sang Nhật Bản các sản phẩm như mực nang đông lạnh, mực ống cắt khoanh đông lạnh, mực ống nguyên con làm sạch sushi ăn liền đông lạnh, mực ống đông lạnh Geso, mực ống đông lạnh Sugata, mực ống đông lạnh Sushi…

 

XK mực, bạch tuộc sang EU từ tháng 3 đến tháng 7 năm nay liên tục giảm mạnh do chịu tác động của thẻ vàng IUU, cộng thêm tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu giảm. Tuy nhiên, tháng 8/2020, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này đã có dấu hiệu phục hồi và tiếp tục giữ mức tăng trưởng dương trong tháng 9/2020. Tháng 9 năm nay, XK mực, bạch tuộc sang thị trường EU đạt 4,6 triệu USD, tăng gần 6% so với tháng 9 năm ngoái. Đáng chú ý, XK sang Hà Lan tăng gần 263%, XK sang Đức tăng 66% trong tháng 9/2020.

 

Trong 2 tháng 8 và 9 năm nay, XK mực, bạch tuộc sang EU tăng, có thể là tín hiệu tốt với hy vọng XK sang thị trường này những tháng tới sẽ tăng nữa, khi một số mã hàng đông lạnh và chế biến được giảm thuế về 0% theo hiệp định EVFTA.

 

Trung Quốc là thị trường NK mực, bạch tuộc đứng thứ 5 của Việt Nam, chiếm 7,8% tỷ trọng. XK mực, bạch tuộc sang Trung Quốc trong tháng 9/2020 tăng 31% đạt 4,2 triệu USD. 9 tháng đầu năm, XK mực, bạch tuộc sang Trung Quốc đạt 30,9 triệu USD, tăng 49,5% so với cùng kỳ 2019. Trung Quốc là thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt nhất về NK mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay.

 

Trung Quốc NK chủ yếu từ Việt Nam các sản phẩm như mực nang nguyên con làm sạch đông lạnh, mực ống đã phân loại đông lạnh, mực tẩm bột Tempura đông lạnh, mực khô, bạch tuộc cắt đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh...

 

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế trên toàn thế giới, nguồn cung nguyên liệu sụt giảm, nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc của thế giới và XK mực, bạch tuộc của Việt Nam thời gian tới dự kiến vẫn giảm. Dự kiến, XK mực, bạch tuộc Việt Nam năm 2020 sẽ đạt khoảng 523 triệu USD, giảm khoảng 9% so với năm 2019.

(Nguồn: vasep.com.vn)