TIN TỨC KHÁC

Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Khi nào giá thép sẽ phục hồi?

Thị trường thép trong nước sẽ vẫn trầm lắng trong tháng 9 và giá thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Triển vọng ngành thép khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục

Ngành thép đã từng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, lượng hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, thị trường thép sẽ được hưởng lợi nhờ xây dựng và bất động sản phục hồi, đầu tư công được đẩy mạnh…


Xuất khẩu tôm đạt 1,31 tỷ USD

CPTPP

 

Hiện nay, CPTPP vẫn là khối thị trường XK hàng đầu của các DN tôm Việt Nam. 5 tháng đầu năm nay, giá trị XK tôm sang khối này đạt 383,4 triệu USD, tăng 11,8%, chiếm 28,8% tổng giá trị XK tôm. Trong đó, Nhật Bản là thị trường NK tôm và sản phẩm tôm sú nói riêng lớn nhất với tổng giá trị XK đạt 230,7 triệu USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, trong 5 tháng đầu năm 2021, XK tôm sang thị trường Australia tăng mạnh 79,2%, đạt hơn 71,8 triệu USD. Riêng tháng 5/2021, giá trị XK tôm sang thị trường này đạt 17,14 triệu USD, tăng gần 144%.

 

Mỹ - EU

 

Cho tới nay, XK tôm sang hai thị trường này vẫn khá ổn định và tăng trưởng tốt. Cả hai thị trường này đều tăng cường NK tôm chân trắng đông lạnh từ Việt Nam.

 

Xuất khẩu Tôm Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021

 

Nửa đầu năm nay, trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu, tôm thẻ thịt hấp, chế biến, chiếm gần 47% giá trị sang Mỹ với giá trung bình từ 10,15 – 11,5 USD/kg. Sản phẩm XK lớn thứ hai là tôm tẩm bột tempura, chiếm 16,5% với giá XK TB 10,5 – 10,65 USD/kg. Tôm thẻ đông lạnh (HS03061721) chiếm 15% với giá trị với giá XKTB từ 9,6 – 9,8 USD/kg. Hiện Việt Nam là 1 trong 4 nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ (cùng với Ấn Độ, Ecuador, Indonesia). Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, sản phẩm tôm Việt Nam đang cạnh tranh khá tốt tại Mỹ. Tính tới hết tháng 5/2021, giá trị XK tôm sang thị trường này đạt 294 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020.

 

Cho tới nay, sản phẩm tôm chân trắng liên tục tăng thị phần ở EU do giá bán thấp hơn so với tôm sú, doanh số bán tăng nhanh hơn so với mức trung bình. Mặc dù năm 2020, bức tranh NK tôm của Châu Âu không mấy khả quan với ngành tôm toàn cầu do NK giảm vì COVID-19. Tuy nhiên, kể từ đầu năm nay, nhu cầu tiêu thụ tôm, đặc biệt là tôm chân trắng của nhiều nước Châu Âu đã tăng trở lại. Tính tới hết tháng 5/2021, giá trị XK tôm sang EU đạt  201,3 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị XK sang Đức đạt 53,9 triệu USD, tăng 34%; sang Hà Lan đạt 51,7 triệu USD, tăng 13,8%; sang Bỉ đạt gần 33,5 triệu USD, tăng 14,2% và sang Pháp đạt 18,4 triệu USD, tăng 8,6%.

 

Ngoài ra, trong 5 tháng đầu năm nay, giá trị XK sang một số thị trường lớn khác như Hàn Quốc; Anh, Đài Loan và Nga cũng tăng trưởng khá tốt với mức tăng lần lượt là: 1,2%; 14,9%; 16,2% và 72,8% so với cùng kỳ năm 2020.

 

Nguồn: VASEP