TIN TỨC KHÁC

Giá Sắt Thép Biến Động Thế Nào Trong Tháng Cuối Năm?

Theo nhận định từ các chuyên gia, giá sắt thép thế giới trong tháng cuối năm sẽ tiếp tục dao động trong biên độ hẹp và khó có khả năng tăng mạnh như hồi cuối tháng 9 do lực cầu yếu. Đối với thị trường trong nước, giá thép dự kiến sẽ giữ được nhịp tăng gần đây, dao động quanh mức 13,8 - 14,2 triệu đồng/tấn.


Tín Hiệu Lạc Quan Từ Thị Trường Và Cơ Hội Tăng Tốc Cho Ngành Thuỷ Sản Cuối Năm 2024

Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bứt phá, khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm phục vụ các dịp lễ, tết.

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

 Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.


Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Ưu thế và thách thức tôm Việt tại thị trường Mỹ và EU

Điểm mạnh của ngành tôm Việt

- Diện tích đất ngập mặn hàng triệu hecta.

- Ngành nuôi tôm phát triển khá sớm.

- Ngành chế biến tôm ở tầm cao thế giới.

- Chuỗi giá trị con tôm phát triển khá đồng bộ.

- Người lao động cần mẫn, chăm chỉ.

Điểm yếu:

- Việc nuôi tôm đa phần nhỏ lẻ.

- Giá thành tôm nuôi, tôm chế biến cao.

- Hạ tầng cơ sở nuôi thiếu và chưa đồng bộ.

- Diện tích ao nuôi đạt chuẩn cao như ASC, BAP còn quá ít.

- Đa phần tôm bố mẹ phải nhập khẩu.

- Ngành tôm Việt chưa có thương hiệu xứng tầm.

Cơ hội:

- Xu thế người tiêu dùng chuộng thủy sản.

- Nhiều hiệp định tự do thương mại đã và chuẩn bị ký kết.

- Công nghệ phát triển, cơ hội quản trị hữu hiệu và tăng năng suất.

- Biến đổi khí hậu có lợi cho nuôi tôm.

- Chính phủ quan tâm phát triển ngành tôm.

Thách thức:

- Dịch bệnh trong nuôi tôm luôn tiềm ẩn.  

- Là ngành bị ảnh hưởng không nhỏ từ thời tiết.

- Xu thế thiếu hụt lao động.

- Sự cạnh tranh gay gắt tôm giá rẻ từ Ấn Độ, Ecuador.

- Sự đòi hỏi ngày càng nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn  thực phẩm.

- Hàng rào kỹ thuật mỗi lúc thêm dầy đặc.

- FTA đôi khi có bất lợi trong phạm vi hẹp.

Từ những yếu tố nêu trên, cho thấy điểm MẠNH, YẾU là yếu tố mang tính chất BÊN TRONG ngành tôm, có thể kiểm soát, thay đổi. Còn CƠ HỘI, THÁCH THỨC là yếu tố BÊN NGOÀI khó kiểm soát và thay đổi. Dựa vào SWOT xác định vị thế, chiến lược, hướng đi, giải pháp phù hợp.

Thị trường Mỹ

Mỹ là thị trường lớn của tôm Việt. Tuy nhiên, sau khi bị vụ kiện chống bán phá giá, thị phần tại thị trường này có xu thế giảm, hiện nay chỉ đạt khoảng 10%. Tham gia thị trường này có sự phân hóa khá lớn, Minh Phú chiếm 44% doanh số xuất khẩu tôm Việt và không có thuế chống bán phá giá, STAPIMEX chiếm 17% và có mức thuế 0.71%. Còn lại trên 30 doanh nghiệp tôm có thuế 4.58% và chiếm thị phần còn lại, 39%.

Ưu thế:

- Thị trường có dung lượng dung nạp lớn với mẫu mã sản phẩm phù hợp sở trường số đông các doanh nghiệp tôm Việt.

- Quy định của FDA cũng khá thông thoáng, chỉ 3-5% lô hàng bị kiểm tra.

- Mức thuế cuối cùng POR13 bằng 0%, áp dụng luôn cho POR14 là nền tảng thuận lợi về sau.

- Thương chiến Mỹ - Trung có thể tạo ra thời cơ cho tôm Việt.

Thách thức:

- Đối thủ lớn là tôm Ấn Độ giá rẻ (36% thị phần) và tôm Indonesia không bị thuế chống bán phá giá (19% thị phần).

- SIMP ít nhiều gây khó cho các báo cáo vì việc nuôi tôm biến động thường xuyên.

- Thương chiến Mỹ - Trung diễn biến khôn lường vừa tạo ra cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra rủi ro. Thuế chống bán phá giá tôm còn kéo dài.

   Tóm lại, Hoa Kỳ là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi  ro hơn là thuận lợi.

Thị trường EU

EU là thị trường lớn thứ ba của tôm Việt sau Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, từ năm 2016 sau khi đối thủ tôm Việt (Thái Lan) không còn GSP ở EU, thị phần tôm Việt tại EU tăng khá mạnh qua các năm và trở thành thị trường trọng điểm tôm Việt hiện nay, thị phần tôm Việt lần lượt qua 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 là 19%/ 22% / 24%.

Ưu thế:

- Hiện nay có GSP, sắp tới thông qua EVFTA thì ưu thế càng vượt trội vì không phải chịu thuế.

- EU có nhu cầu cao về tôm đông rời, đó là thế mạnh của các doanh nghiệp tôm Việt.

- Trình độ chế biến doanh nghiệp tôm Việt có đẳng cấp cao, thuận lợi cho việc thâm nhập các hệ thống phân phối lớn.

Thách thức:

- Kiểm tra sau thông quan.

- Đòi hỏi truy xuất nguồn gốc chặt chẽ và tôm nuôi đạt chuẩn của EU (ASC).

- Các hệ thống phân phối cao cấp có những đòi hỏi hết sức gắt gao như quy định mật độ nuôi, quy định cách thu hoạch tôm nhân đạo, quy định thời gian từ thu hoạch tới bảo quản và tới cơ sở chế biến…

   Tóm lại, thị trường EU rộng nhưng cửa chưa mở, buộc chúng ta phải thay đổi mình, đáp ứng các chuẩn mực nêu trên mới tận dụng được cơ hội vàng này.

Ứng xử của chúng ta:

   Từ những điểm phân tích trên, để thúc đẩy ngành tôm Việt tăng trưởng từ hai con số, sẽ thấy những yêu cầu, giải pháp trước mắt và lâu dài như sau:

+ Yêu cầu trước mắt lẫn dài hạn là phải tạo ra nguồn tôm sạch có chứng nhận với giá cạnh tranh.

+ Yêu cầu dài hạn phải xây dựng cho được thương hiệu tôm Việt.

Từ yêu cầu đó, hệ thống giải pháp chung có thể nêu ra là:

• Kiểm soát chặt chẽ chế phẩm nuôi tôm, ngăn chặn từ gốc các nguồn thẩm lậu các hoá chất nuôi tôm không có tên trong danh mục cho phép.

• Sắp xếp lại vùng nuôi, tạo nên các trang trại, hợp tác xã nuôi quy mô lớn theo chuẩn nuôi quốc tế có chứng nhận.

• Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi, tập trung điện, đường, thuỷ lợi.

• Quan tâm nhân rộng những mô hình nuôi mới, thành công.

• Chú trọng hơn nữa chương trình gia hoá tôm bố mẹ có nhiều tính trội.

• Vận động các thành viên tạo nên giá trị chuỗi con tôm biết chia sẻ lợi ích, cùng tồn tại.

• Hoàn thiện hệ thống trường nghề đào tạo công nhân trong lĩnh vực nuôi và chế biến tôm.

• Vận động các doanh nghiệp chế biến tôm từng bước xây dựng thương hiệu cho mình. Trước mắt phải lấy chữ TÍN làm hàng đầu trong kinh doanh.

Giải pháp cụ thể đi đôi giải pháp chung có thể nêu ra là:

+ Thị trường Mỹ: Cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng không quá lớn so với tốc độ phát triển của ngành. Nếu không, rủi ro về bị áp thuế có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, từ Chính phủ Mỹ hoặc từ nguyên đơn. Nó hòi hỏi sự chia sẻ vì quyền lợi chung, không thể vì lợi ích ngắn hạn làm ảnh hưởng toàn ngành.

+ Thị trường EU: Tận dụng thế mạnh là chế biến hàng cao cấp có mức thuế cao như tôm luộc (thuế cơ bản 20%, có GSP còn 7%). Sản phẩm này đối thủ bị thuế cao, sự chênh lệch giá thành nhập khẩu lớn. Như vậy sẽ thu thêm nhiều hơn giá trị gia tăng, có thể chia sẻ lại người nuôi qua giá mua tôm nguyên liệu. Qua đó thúc đẩy người nuôi ứng dụng các quy trình nuôi ASC, BAP… tăng nguồn nguyên liệu để chế biến bán vào EU.

Tóm lại, càng hội nhập càng mở ra những cơ hội cho ngành tôm, nhưng đi liền đó là những khó khăn to lớn hơn. Mọi sự vật, hiện tượng đều có hai mặt và chúng ta không thể chối bỏ, phải đối diện với khó khăn và hết sức nỗ lực tháo gỡ. Sự tháo gỡ đó cần sự chung tay của Chính phủ và toàn ngành tôm. Có như vậy chúng ta mới tranh thủ tốt thời cơ, phát huy một thế mạnh của đất nước, nâng tầm tôm Việt trên thương trường thế giới.

 

Trích từ:

http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/1017_56311/Uu-the-va-thach-thuc-tom-Viet-tai-thi-truong-My-va-EU.htm