TIN TỨC KHÁC

Giá Sắt Thép Biến Động Thế Nào Trong Tháng Cuối Năm?

Theo nhận định từ các chuyên gia, giá sắt thép thế giới trong tháng cuối năm sẽ tiếp tục dao động trong biên độ hẹp và khó có khả năng tăng mạnh như hồi cuối tháng 9 do lực cầu yếu. Đối với thị trường trong nước, giá thép dự kiến sẽ giữ được nhịp tăng gần đây, dao động quanh mức 13,8 - 14,2 triệu đồng/tấn.


Tín Hiệu Lạc Quan Từ Thị Trường Và Cơ Hội Tăng Tốc Cho Ngành Thuỷ Sản Cuối Năm 2024

Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bứt phá, khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm phục vụ các dịp lễ, tết.

Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.

1. Nhu cầu nội địa và sản lượng thép phục hồi

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng tiêu thụ thép các loại trong 9 tháng đầu năm 2024 tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 7,1 triệu tấn. Ngành thép hưởng lợi từ sự trở lại của thị trường bất động sản và đầu tư công. Dự báo các bộ luật mới như Luật Nhà ở và Luật Đất đai sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn 2025-2026.

2. Giá thép nội địa tăng theo xu hướng giá thép Trung Quốc

Sau khi duy trì ở mức thấp nhất trong 4 năm qua (13.500 – 14.000 VND/kg), giá thép nội địa tăng nhẹ 500 VND/kg trong tháng 9/2024, đồng hành với đà tăng từ Trung Quốc. Sự cải thiện này đến từ chính sách kích cầu bất động sản của Chính phủ Trung Quốc.

3. Hoạt động xuất nhập khẩu sôi động

Trong 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thép Việt Nam tăng 20,7%, đạt 8,88 triệu tấn, với EU và ASEAN là hai thị trường chính. Trong khi đó, nhập khẩu thép, chủ yếu từ Trung Quốc, tăng mạnh 35,5%, đạt 10,75 triệu tấn. Sự gia tăng nhập khẩu tạo áp lực lớn cho thị trường thép nội địa.

5-yeu-to-tac-dong-den-thi-truong-thep

4. Áp lực từ thép Trung Quốc nhập khẩu

Sự suy yếu của bất động sản Trung Quốc khiến nguồn cung dư thừa, buộc các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lân cận, trong đó có Việt Nam. Lượng thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 7,23 triệu tấn, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022, đe dọa khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.

5. Triển vọng giảm áp lực từ thép nhập khẩu

Sự điều chỉnh chính sách của Trung Quốc như cắt giảm sản lượng thép và ngừng sản xuất thép cây tiêu chuẩn cũ giúp giảm áp lực cạnh tranh. Ngoài ra, kỳ vọng kết quả điều tra chống bán phá giá vào tháng 11/2024 có thể hạn chế lượng thép giá rẻ từ Trung Quốc và Ấn Độ vào Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp thép trong nước.

 

Thị trường thép Việt Nam đang trong giai đoạn hồi phục nhưng vẫn chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước. Các chính sách kích cầu, sự trở lại của bất động sản và những thay đổi trong thương mại quốc tế sẽ là chìa khóa định hình sự phát triển của ngành thép trong thời gian tới.

Nguồn: Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp