TIN TỨC KHÁC

Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Khi nào giá thép sẽ phục hồi?

Thị trường thép trong nước sẽ vẫn trầm lắng trong tháng 9 và giá thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Triển vọng ngành thép khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục

Ngành thép đã từng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, lượng hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, thị trường thép sẽ được hưởng lợi nhờ xây dựng và bất động sản phục hồi, đầu tư công được đẩy mạnh…


Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam 2020 diễn ra vào đầu tháng 12

Sự kiện được hỗ trợ bởi Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) và các cơ quan, đơn vị liên quan. Mục đích của Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam năm 2020 nhằm tạo diễn đàn chia sẻ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về xây dựng cơ chế chính sách; công nghệ, sản phẩm, thiết bị, vật liệu mới nhằm phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng; thúc đẩy dự án phát triển đô thị theo hướng giảm tác động đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên.

 

Sự kiện cũng thể hiện nỗ lực và hành động cụ thể của Việt Nam trong việc góp phần thực hiện các cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Đây là bước khởi đầu đặt nền móng để Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam trở thành sự kiện thường niên của ngành xây dựng.

Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và tăng đóng góp lên tới 27% khi có hỗ trợ quốc tế đến năm 2030 theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật. 

Ngành xây dựng đã và đang thực hiện cam kết này thông qua các chính sách như: Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về "Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 02/10/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW đặt ra các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong ngành xây dựng, Luật xây dựng sửa đổi (2020); Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030; Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050… 

Phát triển công trình xanh, hiệu quả năng lượng là một trong các giải pháp và xu hướng tất yếu. Thực tế những năm gần đây cho thấy, các doanh nghiệp xây dựng có nhiều thay đổi trong tầm nhìn và định hướng phát triển, hướng tới cung cấp ra thị trường nhiều công trình có yếu tố xanh, hiệu quả năng lượng. 

Các dự án trình diễn của UNDP về ứng dụng các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu tiêu thụ năng lượng trong công trình mới và công trình cải tạo cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt từ 25% - 67% trên mỗi công trình với chi phí gia tăng từ 0% - 3% tổng mức đầu tư cho mỗi công trình và thời gian hoàn vốn tối đa là 5 năm. 
(nguồn: Bnews)