TIN TỨC KHÁC

Tín Hiệu Lạc Quan Từ Thị Trường Và Cơ Hội Tăng Tốc Cho Ngành Thuỷ Sản Cuối Năm 2024

Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bứt phá, khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm phục vụ các dịp lễ, tết.

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

 Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.


Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Trung Quốc nghiêm túc tìm nguồn quặng sắt mới trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung

Bài học cũ của người láng giềng


Đã có một thời khi Nhật Bản, tương tự Trung Quốc ngày nay, là cường quốc đang trỗi dậy ở phương Đông khiến các nhà hoạch định quân sự ở phương Tây phải thức trắng đêm. Tuy nhiên, Nhật Bản có một điểm yếu quan trọng: thiếu thép.

"Kể từ khi Thế chiến I kết thúc, ngành đóng tàu ở Nhật Bản bị lũng đoạn nghiêm trọng do thiếu nguồn cung thép", tác giả Hector Bywater viết trong một cuốn sách xuất bản năm 1921.

Nhật Bản đã nhập khẩu lượng lớn thép của Mỹ theo một thỏa thuận đặc biệt giữa chính phủ hai nước trước năm 1917, thời điểm mà Washington áp đặt lệnh cấm vận lên thép khiến dòng chảy của vật liệu này sang châu Á bị cản trở. 

"Thiếu thép khiến Nhật Bản chậm triển khai chương trình hải quân, việc hạ thủy và hoàn thành tàu biển bị trì hoãn nghiêm trọng", ông Bywater nhấn mạnh.

Các nhà hoạch định chính sách của chính phủ Trung Quốc ắt hẳn sẽ nhanh chóng nhận thấy lỗ hổng lớn đối với Bắc Kinh hiện giờ chính là quá phụ thuộc vào nguồn cung quặng sắt của Australia.

Mặc dù Bắc Kinh đã trừng phạt Canberra sau khi chính quyền Thủ tướng Scott Morrison đề xuất cuộc điều tra quốc tế để làm rõ nguồn gốc của đại dịch COVID-19, đất nước tỷ dân lại không thể từ bỏ quặng sắt của Australia. Theo Nikkei, Australia chiếm hơn 60% lượng quặng sắt nhập khẩu của Trung Quốc.

Tàu Shinas Max chở 400.000 tấn quặng sắt cập cảng Zhoushan ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images).

Khi Australia mở rộng mối quan hệ với Bộ tứ kim cương (bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ) để thành lập một nhóm chống Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Bắc Kinh ngày càng nhận thấy họ khó có thể phụ thuộc vào nguồn cung quặng sắt của Canberra - vật liệu chính đằng sau sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Trung Quốc nghiêm túc tìm nguồn quặng sắt mới
Tuy nhiên, tình trạng phụ thuộc này rất có thể sẽ thay đổi vào năm 2025, nhà phân tích Peter O'Connor của công ty đầu tư Shaw and Partners (Australia) cho hay. Chia sẻ với Nikkei, ông nói: "Trung Quốc đang rất nghiêm túc đa dạng hóa nguồn cung và giảm bớt chi phí của quặng sắt".

Theo ông O'Connor, trọng tâm hàng đầu của Trung Quốc là Guinea, một đất nước Tây Phi nghèo khó. Sườn đồi dài 110 km có tên Simandou được cho là đang chứa trữ lượng quặng sắt chất lượng cao và chưa từng được khai phá.

Các chuyên gia trong lĩnh vực hàng hóa đã biết về tiềm năng của Guinea trong nhiều năm qua, nhưng lại thiếu cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Trung Quốc cần phải xây dựng một tuyến đường sắt dài khoảng 650 km từ đầu, cũng như cảng biển hiện đại để từ đó đưa quặng sắt về nước.

Tính toán chí phí luôn khiến các nhà đầu tư tiềm năng đau đầu. Song, Bắc Kinh đang có nhiều động lực để triển khai dự án ở Guinea hơn là chỉ tính toán đến lợi tức đầu tư. Trung Quốc cần phải tránh lặp lại số phận của Nhật Bản hồi đầu thế kỷ 20, Nikkei chỉ rõ.

"Cơ sở hạ tầng là một khối công việc đồ sộ, cần nhiều thời gian, tiền bạc, mong muốn đầu tư và quan trọng hơn hết là năng lực", nhà phân tích O'Connor cho hay.

Thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Quốc đã xây dựng được khá nhiều tuyến đường sắt và cảng biển trên khắp thế giới nên đương nhiên họ không thiếu kinh nghiệm.

Hơn nữa, Trung Quốc không thiếu ngân sách. Họ đang mua khoảng 1 - 1,1 tỷ tấn quặng sắt/năm từ các bên thứ ba. Ông O'Connor ước tính Trung Quốc có thể tiết kiệm khoảng 1 tỷ USD/năm nếu cứ mỗi tấn quặng sắt trong dài hạn họ giảm được 1 USD.

Theo Nikkei, dự án Simandou được chia thành 4 hạng mục và Trung Quốc đều trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ cổ phần trong từng hạng mục. Ước tính Simandou có thể sản xuất được 2,4 tỷ tấn quặng sắt hàm lượng 65%.

"Hoạt động khai thác trữ lượng quặng sắt ở Simandou có thể tạo điểm bước ngoặt cho thị trường toàn cầu và trở thành bệ phóng để Guinea biến thành một cường quốc xuất khẩu quặng sắt, sánh ngang với Australia và Brazil", nhà nghiên cứu Lauren Johnston của Đại học London, nhận định. Qua đó, Trung Quốc sẽ có thể dễ dàng đối đầu Bộ tứ kim cương hơn mà không phải e dè nguồn cung quặng sắt của Australia.

 

Nguồn: vietnambiz.vn