TIN TỨC KHÁC

Tín Hiệu Lạc Quan Từ Thị Trường Và Cơ Hội Tăng Tốc Cho Ngành Thuỷ Sản Cuối Năm 2024

Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bứt phá, khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm phục vụ các dịp lễ, tết.

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

 Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.


Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Trung Quốc không còn đình chỉ với doanh nghiệp có hàng dương tính SARS-CoV-2

       

 

 

Lý do loại bỏ chính sách gây tranh cãi này là vì số lượng lô hàng nhiễm virus ngày càng giảm trong khi Trung Quốc cũng đang cố gắng giảm thiểu thiệt hại do thực hiện chính sách Zero COVID.

Trước đó, các công ty bị đình chỉ xuất khẩu trong vòng 1 tuần sau khi kiểm tra hai lần đầu dương tính Covid-19 và bị đình chỉ xuất khẩu trong 4 tuần nếu phát hiện dương tính trong lần kiểm tra thứ ba.

Các nước cung cấp thuỷ sản chính cho Trung Quốc bao gồm Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Philippines đều từng gặp rắc rối với chính sách này.

Phía Trung Quốc cho biết việc kiểm tra nghiêm ngặt là cần thiết sau khi công nhân trong kho lạnh bị nhiễm Covid sau khi xử lý thực phẩm đông lạnh nhập khẩu. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết thực phẩm đông lạnh không tạo ra rủi ro lây nhiễm COVID-19. 

Li Zhengliang, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (GACC) cho biết, nước này đã thành công trong việc yêu cầu các nhà xuất khẩu thực phẩm thắt chặt việc theo dõi kiểm tra coronavirus trên sản phẩm của họ. Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường đối thoại với chính phủ và ,tăng cường giám sát từ xa để ngăn ngừa rủi ro đối với thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.

Các biện pháp hiện được áp dụng rộng rãi cho hàng xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm khử trùng bao bì và tiêm phòng cho các công nhân trong nhà máy.

Trong khi các ca nhiễm COVID-19 toàn cầu vẫn còn cao và  đang có dấu hiệu tăng lên ở một số khu vực, số lượng hàng nhập khẩu trong chuỗi cung ứng lạnh được xét nghiệm dương tính đã giảm đáng kể gần đây.

Trong nửa đầu năm 2022, Hải quan Trung Quốc giám sát 182 doanh nghiệp chuỗi cung ứng kho lạnh thông qua video từ xa và tổ chức 208 hội nghị trực tuyến.

Trong thời gian này, khoảng 45,8 triệu lô thực phẩm dây chuyền lạnh đã được khử trùng tại các cảng trên cả nước.