TIN TỨC KHÁC

Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Khi nào giá thép sẽ phục hồi?

Thị trường thép trong nước sẽ vẫn trầm lắng trong tháng 9 và giá thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Triển vọng ngành thép khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục

 

Sức ép giảm giá và tồn kho cao

Trong nửa đầu năm 2024, thị trường thép trong nước đối diện với áp lực giảm giá liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu xây dựng nội địa yếu và cạnh tranh lớn từ thép nhập khẩu Trung Quốc với mức giá thấp hơn.

Cho đến khoảng giữa tháng 8/2024, giá sắt thép tại Trung Quốc bật tăng từ vùng đáy (2.788 Nhân dân tệ/tấn) và liên tục tăng trong khoảng một tuần trở lại đây. Ngày 22/8 (giờ Việt Nam), giá thép trên sàn giao dịch Thượng Hải ghi nhận ở mức 3.117 Nhân dân tệ/tấn.

Giá thép thế giới hồi phục đã phần nào làm giảm bớt áp lực lên các nhà sản xuất thép trong nước khi lượng tồn kho vào cuối quý II còn khá lớn. Thời điểm 30/6, tổng giá trị tồn kho của ngành thép trên sàn chứng khoán ước tính vào khoảng 75.000 tỉ đồng.

Về giá thép trong nước, cập nhật giá bán ngày 22/8, các mặt hàng thép cuộn có giá từ 13.580 đồng/kg - 14.280 đồng/kg; thép thanh có giá từ 13.700 đồng/kg - 14.480 đồng/kg.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, nguyên nhân khiến giá thép trong nước liên tục giảm là do nhu cầu tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lớn. Bên cạnh đó, giá thép trong nước giảm còn do các doanh nghiệp thép phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.

Về sản lượng tiêu thụ, trong 7 tháng đầu năm 2024, tiêu thụ thép thô nội bộ và xuất bán đạt 12,41 triệu tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó xuất khẩu đạt 1,58 triệu tấn, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng bán hàng thép thành phẩm đạt 16,75 triệu tấn, tăng 14,3% so với 7 tháng năm 2023. Xuất khẩu thép thành phẩm 7 tháng đầu năm 2024 đạt 4,895 triệu tấn thép, tăng trưởng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023.

trien-vong-nganh-thep

Kỳ vọng tích cực nhờ bất động sản phục hồi

Mặc dù ngành thép đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như áp lực cạnh tranh lớn, tồn kho cao, tuy nhiên, ngành thép vẫn có nhiều triển vọng tích cực.

Trong báo cáo phân tích mới đây của công ty chứng khoán VCBS cho biết, thị trường tiêu thụ hồi phục tích cực trong 6 tháng đầu năm 2024. Trong đó, tiêu thụ thép xây dựng trong nước đạt 3,8 triệu tấn, tăng 4%, thép ống tăng 3% và tôn mạ tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân do thị trường bất động sản trong nước hồi phục tốt ở miền Bắc và miền Nam với số dự án thực hiện xây dựng đạt mức cao trong nhiều năm, nhờ môi trường pháp lý được cải thiện cũng như nền tảng lãi suất thấp kích thích nhu cầu bất động sản.

Các chuyên gia phân tích của VCBS nhận định, thị trường xây dựng nhà ở của người dân phục hồi mạnh mẽ do giá vật liệu xây dựng ở mức thấp, tạo nhu cầu xây nhà ở cho người dân sau giai đoạn chờ đợi giá nguyên vật liệu giảm. Mặt khác, thu nhập của người dân cũng được cải thiện sau năm 2023 khó khăn.

VCBS dự báo sản lượng tiêu thụ nội địa tiếp tục đà phục hồi tốt trong bối cảnh thị trường bất động sản nhà ở tại Việt Nam phục hồi tích cực với số dự án triển khai duy trì mặt bằng cao. Đồng thời kỳ vọng trong nửa cuối năm đầu tư công đẩy mạnh tạo đà tăng trưởng cho toàn ngành.

                                                                                                       Nguồn: Báo lao động