TIN TỨC KHÁC

Giá Sắt Thép Biến Động Thế Nào Trong Tháng Cuối Năm?

Theo nhận định từ các chuyên gia, giá sắt thép thế giới trong tháng cuối năm sẽ tiếp tục dao động trong biên độ hẹp và khó có khả năng tăng mạnh như hồi cuối tháng 9 do lực cầu yếu. Đối với thị trường trong nước, giá thép dự kiến sẽ giữ được nhịp tăng gần đây, dao động quanh mức 13,8 - 14,2 triệu đồng/tấn.


Tín Hiệu Lạc Quan Từ Thị Trường Và Cơ Hội Tăng Tốc Cho Ngành Thuỷ Sản Cuối Năm 2024

Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bứt phá, khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm phục vụ các dịp lễ, tết.

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

 Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.


Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đã nhích lên trong 2 tháng cuối quý II/2019

XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 do Trung Quốc tăng mạnh NK tôm từ Ấn Độ, Ecuador (lợi thế giá thấp hơn tôm Việt Nam). Quý I/2019, NK tôm của Trung Quốc từ Ấn Độ tăng 624% về khối lượng và 573% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Nửa đầu năm nay, XK tôm Ecuador sang Trung Quốc tăng 224% về khối lượng và 185% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh những nguyên nhân như: Trung Quốc siết chặt thương mại mậu biên, bị cạnh tranh bởi Ấn Độ và Ecuador tại thị trường Trung Quốc, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm xáo trộn thị trường, ảnh hưởng đến nhu cầu, đồng NDT mất giá cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng đến XK tôm của Việt Nam sang thị trường này.

Trong bối cảnh đồng NDT liên tục bị mất giá so với đồng USD cũng là nguyên nhân khiến giá XK tôm từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ cao hơn, làm giảm sức cạnh tranh của tôm Việt Nam.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ 4 trên thế giới, chiếm 6,9% tổng NK tôm của toàn thế giới năm 2018. Nhu cầu NK tôm để tiêu thụ trong nước và chế biến tái XK của Trung Quốc vẫn ổn định. Tôm vẫn luôn là sản phẩm được quan tâm nhiều nhất trong các hội chợ triển lãm về thủy sản ở Trung Quốc.

Việt Nam đứng thứ 6 trong số các nhà cung cấp tôm chính cho Trung Quốc, chiếm 5,7%. Xét về giá NK, trên thị trường Trung Quốc, giá NK tôm từ Ecuador, Ấn Độ và Indonesia luôn cạnh tranh nhất. Giá NK trung bình từ Thái Lan cao nhất, giá tôm Việt Nam đứng thứ hai. Tôm Việt Nam phải cạnh tranh giá với các nhà cung cấp châu Á trên thị trường Trung Quốc.

Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), NK tôm của Trung Quốc 5 tháng đầu năm nay đạt 1,4 tỷ USD, tăng 196% so với cùng kỳ năm ngoái. Ecuador là nguồn cung tôm lớn nhất cho Trung Quốc; Ấn Độ và Thái Lan lần lượt đứng thứ 2 và 3. NK tôm vào Trung Quốc từ top 5 nguồn cung đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm ngoái.

XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc đã có dấu hiệu tăng trong 2 tháng 5 và 6 vừa qua. Ấn Độ đã qua vụ thu hoạch chính, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc dự kiến giảm ít hơn. Giá trị XK cả năm sang thị trường này có khả năng tương đương với năm ngoái.

Trung Quốc ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Có khả năng, từ ngày 1/10/2019, các lô hàng thực phẩm NK vào Trung Quốc đều phải có chứng thư xuất khẩu đi kèm.

Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý đến các yêu cầu mới về chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như các quy định, tiêu chuẩn về bao bì, ghi nhãn hàng hóa và mã vạch vùng miền để xuất khẩu bền vững cũng như nâng cao giá trị gia tăng. Đối với mặt hàng tôm, muốn tăng sức cạnh tranh, người nuôi tôm cần hướng tới nuôi tôm sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế thị trường yêu cầu như ASC, BAP…để dễ thâm nhập vào các hệ thống phân phối thủy sản cao cấp của Trung Quốc.

 

 

Kim Thu