TIN TỨC KHÁC

Tín Hiệu Lạc Quan Từ Thị Trường Và Cơ Hội Tăng Tốc Cho Ngành Thuỷ Sản Cuối Năm 2024

Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bứt phá, khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm phục vụ các dịp lễ, tết.

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

 Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.


Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2019 đạt 7,1 tỷ USD

Nhu cầu của một số thị trường hồi phục vào những tháng cuối năm, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, do vậy XK tôm có xu hướng khả quan dần lên, trong tháng 10 chỉ còn giảm nhẹ 0,6% đạt 346 triệu USD, đưa tổng XK 10 tháng lên 2,78 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó tôm chân trắng ước đạt 253 triệu USD trong tháng 10, tăng nhẹ 2,4%, đưa kết quả 10 tháng lên 1,94 tỷ USD, giảm 4,8%, trong khi tôm sú giảm 7,5% trong tháng 10 đạt 70,5 triệu USD và XK 10 tháng giảm 15% đạt 579 triệu USD.

XK cá tra tiếp tục giảm 11% trong tháng 10 đạt 201,5 triệu USD, đưa tổng kim ngạch XK 10 tháng lên 1,66 tỷ USD, giảm gần 9% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù XK sang Trung Quốc hồi phục mạnh nhưng XK sang Mỹ vẫn giảm sâu do ảnh hưởng của thuế CBPG giai đoạn POR14 ở mức cao khiến DN không thể XK sang thị trường này. XK sang Mỹ chỉ có thể hồi phục khi có kết quả cuối cùng thuế CBPG giai đoạn POR15 dự kiến sẽ được công bố vào tháng 2/2020, với hy vọng mức thuế sẽ về 0% cho nhiều DN như kết quả sơ bộ mà DOC Hoa Kỳ mới thông báo. Ngoài ra, Mỹ vừa chính thức công nhận hệ thống kiểm tra, kiểm soát sản phẩm cá và cá Siluriformes xuất khẩu của 3 nước: Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan đủ điều kiện tương đương với Hoa Kỳ. Đây là cơ hội thuận lợi để có thêm DN đủ điều kiện XK cá tra sang thị trường Mỹ.

XK các mặt hàng hải sản trong tháng 10 vẫn duy trì được tăng trưởng dương trên 7% đạt 328 triệu USD, đưa tổng XK 10 tháng lên 2,68 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chỉ có mặt hàng mực, bạch tuộc giảm 24% , các mặt hàng khác đều tăng trong tháng 10, trong đó cá ngừ tăng 6%, cá biển khác tăng 19%, cua ghẹ tăng 17%. Tính đến hết tháng 10, XK cá ngừ tăng 14% đạt 618 triệu USD, mực bạch tuộc giảm 11% đạt 480 triệu USD, các loại cá biển khác tăng 17% đạt 1,38 tỷ USD. XK hải sản sang EU đã bị tác động giảm do ảnh hưởng của thẻ vàng IUU, tuy nhiên, các DN đẩy mạnh XK sang các thị trường khác

Với xu hướng hiện nay, XK trong 2 tháng cuối năm có thể tương đương hoặc giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, do vậy dự báo XK thủy sản năm 2019 có thể cán đích với mức 8,69 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm 2018.