TIN TỨC KHÁC

Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Khi nào giá thép sẽ phục hồi?

Thị trường thép trong nước sẽ vẫn trầm lắng trong tháng 9 và giá thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Triển vọng ngành thép khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục

Ngành thép đã từng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, lượng hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, thị trường thép sẽ được hưởng lợi nhờ xây dựng và bất động sản phục hồi, đầu tư công được đẩy mạnh…


Xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm gần 10% trong 9 tháng đầu năm nay

Tháng 9/2019, trong top 6 thị trường NK chính, XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, ASEAN giảm, duy nhất XK sang thị trường Trung Quốc và Mỹ tăng.

Chín tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc Việt Nam chỉ tăng trong hai tháng 1 và 3/2019, các tháng còn lại đều giảm.

Trong tổng cơ cấu mực, bạch tuộc XK của Việt Nam, bạch tuộc chiếm tỷ trọng cao hơn với 51%, còn lại mực chiếm 49%. Việt Nam vẫn chủ yếu XK các sản phẩm mực, bạch tuộc sống/tươi/đông lạnh (chiếm tỷ trọng 71%), các sản phẩm chế biến vẫn chưa nhiều (chiếm 29%).

Trong tổng cơ cấu các sản phẩm mực, bạch tuộc XK, bạch tuộc khô/muối/ sống/tươi/đông lạnh (HS 03) tăng 2,2%; mực khô/nướng (HS 03) giảm mạnh nhất 28,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Hàn Quốc vẫn là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 39,4% tổng XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. 9 tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt trên 168,6 triệu USD, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2018. Sau khi tăng trưởng liên tục trong 4 tháng đầu năm nay, XK mặt hàng này sang Hàn Quốc giảm liên tục từ tháng 5 đến tháng 9.

Giá XK giảm và nhu cầu tiêu thụ không ổn định là một trong những yếu tố tác động tới XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Hàn Quốc trong những tháng đầu năm nay. Lợi thế thuế quan từ Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc (VKFTA) phần nào giúp hỗ trợ cho hoạt động XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang thị trường này.

Trong cơ cấu sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam XK sang Hàn Quốc, bạch tuộc vẫn chiếm ưu thế với 75%, còn lại mực chiếm 25%. Hàn Quốc chủ yếu NK các sản phẩm mực, bạch tuộc từ Việt Nam như mực khô lột da, mực chế biến làm sạch đông lạnh, mực sushi đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, bạch tuộc cắt khúc ướp đá…

Nhật Bản, thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam, NK trên 108 triệu USD mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2018. Sau khi tăng trưởng dương trong tháng 7, XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật giảm liên tiếp trong 2 tháng 8 và 9.

Tỷ trọng mực và bạch tuộc của Việt Nam xuất sang Nhật Bản gần tương đương. Trong cơ cấu mực, bạch tuộc của Việt Nam XK sang Nhật Bản, mực tươi/đông lạnh (HS 03) chiếm tỷ trọng cao nhất.

Các sản phẩm mực, bạch tuộc chính của Việt Nam XK sang Nhật Bản 9 tháng đầu năm nay gồm mực ống nguyên con đông lạnh, mực ống cắt sợi, cắt miếng, cắt khoanh, mực ống phile đông lạnh, mực nang đông lạnh, mực nang cắt trái thông, mực nang cắt răng lược đông lạnh, mực nang chế biến, mực ống sushi, bạch tuộc tẩm bột…

EU là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm 12% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. XK mặt hàng này sang thị trường EU 9 tháng đầu năm nay đạt gần 52 triệu USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan là 3 thị trường NK mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Chín tháng đầu năm nay, XK sang Italy, Tây Ban Nha giảm 18,7% và 2,1% trong khi XK sang Hà Lan gần tương đương so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) chuẩn bị có hiệu lực, XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang EU sẽ được giảm bớt khó khăn do được hưởng những ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, DN phải đáp ứng được các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ để có thể được hưởng những ưu đãi thuế quan này.

XK mực, bạch tuộc sang EU vẫn tiếp tục bị tác động giảm từ thẻ vàng IUU của EU và xu hướng chỉ có thể đảo chiều khi Việt Nam được đánh giá tích cực sau chuyến thanh tra trong tháng 11/2019 của EC.

XK mực, bạch tuộc đang có chiều hướng sụt giảm đáng kể tại nhiều thị trường chính như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, ASEAN. Dự báo tình hình XK trong những tháng cuối năm cũng không khả quan hơn, giá trị XK mực, bạch tuộc cả năm 2019 dự kiến đạt khoảng 626 triệu USD, giảm 7% so với năm 2018.