TIN TỨC KHÁC

Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Khi nào giá thép sẽ phục hồi?

Thị trường thép trong nước sẽ vẫn trầm lắng trong tháng 9 và giá thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Triển vọng ngành thép khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục

Ngành thép đã từng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, lượng hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, thị trường thép sẽ được hưởng lợi nhờ xây dựng và bất động sản phục hồi, đầu tư công được đẩy mạnh…


Xuất khẩu cá tra sang thị trường Nhật Bản tăng nhẹ

Cho tới nay, cá tra Việt Nam bắt đầu được khách hàng NK Nhật Bản để ý tới. Người tiêu thụ đất nước này cũng đã biết nhiều hơn tới sản phẩm cá tra của Việt Nam. Năm 2019, lần đầu tiên Nhật Bản bước lên top 10 thị trường XK cá tra lớn nhất của DN Việt Nam. Trong quý I đầu năm nay, giá trị XK cá tra sang thị trường này tăng trưởng rất khả quan từ 31,6 - 98,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kể từ quý II, giá trị XK giảm trong nhiều tháng khiến cho mức tăng trưởng chung tính tới cuối tháng 9/2019 chỉ tăng 2,6%. Đây là mức tăng trưởng không như kỳ vọng. Nhưng đến thời điểm này, có thể nói rằng, Nhật Bản là thị trường mới mẻ và đầy tiềm năng cho cá tra Việt Nam.

9 tháng đầu năm nay, các DN cá tra Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre đã tập trung XK mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản. Bên cạnh mặt hàng cá tra phile đông lạnh truyền thông, các DN cũng đa dạng thêm một số mặt hàng như: cá tra phile cắt slice đông lạnh, cá tra phile cắt kirimi rắc bột kết dính đông lạnh, cá tra cắt miếng đông lạnh... Một số sản phẩm cá tra chế biến đông lạnh (thuộc HS 1604) như: cá tra khoai tây tẩm bột chiên sơ, cá tra cắt miếng tẩm bột chiên chín đông lạnh... cũng được yêu thích với giá XK trung bình tương đối tốt từ 5,65 - 8,75 USD/kg.

Theo thống kê mới nhất của ITC, 8 tháng đầu năm 2019, Nhật Bản tiếp tục tăng NK cá thịt trắng, trong đó sản phẩm cá Alaska pollock (HS 030475 - 94) chiếm tỷ trọng rất lớn, từ 60 - 92% tổng NK cá thịt trắng của Nhật Bản, tiếp đó là sản phẩm cá tra phile đông lạnh (HS 030462). Trong đó, Việt Nam là nguồn cung sản phẩm cá thịt trắng lớn thứ 3 của Nhật Bản (sau Mỹ và Nga). Nhật Bản cũng NK nhiều sản phẩm cá Alaska pollock và cá Cod từ Mỹ và Nga.

Các nhà NK Nhật Bản vẫn đang tiếp tục công cuộc thăm dò thị trường cá tra Việt Nam để thay thế một số sản phẩm thủy sản truyền thống nhưng giá cao (ví dụ như lươn) tại đất nước này. Các DN cá tra Việt nam cũng đang ở thời kỳ “tìm hiểu” và khai phá thị trường này nên vẫn đang từng bước nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng và nhà NK. Trong tương lai, đây là thị trường dự báo tiềm năng để mở rộng XK. Tuy nhiên, do giá trị XK trong quý II và III giảm liên tiếp nên có thể trong năm 2019, tổng giá trị XK cá tra sang Nhật Bản chỉ tăng khoảng 5-7% so với cùng kỳ năm trước.