TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu cá Tra Việt Nam: Tin vui sau chuỗi ngày ảm đảm

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan, tình hình xuất khẩu mặt hàng cá Tra trong tháng 9 năm 2023 đạt hơn 165 triệu USD, tăng trưởng dương 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên trong năm nay xuất khẩu cá Tra có dấu hiệu khởi sắc đầy hứa hẹn.  Xuất khẩu cá tra đến Các thị trường chính như Trung Quốc, Hongkong, EU, Brazil, Mexico, … ghi nhận tăng trưởng dương 2 con số.

Loại thủy sản nào xuất khẩu sang Anh tăng kỷ lục gần 800% trong 6 tháng đầu năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, riêng trong tháng 6 năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Anh đạt xấp xỉ 4,5 nghìn tấn, giá trị lên gần 29 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 15,7% về trị giá so với tháng 6/2022.

Lạm phát bắt đầu chi phối nhập khẩu cá tra tại các thị trường

(vasep.com.vn) Gần 2 tỷ USD – kết quả XK cá tra 9 tháng đầu năm 2022 là một con số vượt hơn cả mong đợi của ngành này. Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến XK tháng 9 vừa qua sẽ thấy lạm phát đã tấn công mạnh mẽ vào tất cả các ngành hàng thực phẩm và thủy sản, không loại trừ cá tra.


Trung Quốc không còn đình chỉ với doanh nghiệp có hàng dương tính SARS-CoV-2

(vasep.com.vn) Trung Quốc xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm virus Sars-COV-2 sau gần 2 năm thực thi.


Nhà tiền chế cấp 4 giá phổ thông- Xu hướng nhà ở thân thiện với môi trường

Nhà tiền chế cấp 4  là loại kiểu nhà dân dụng, có kiến trúc phổ biến và thi công khá đơn giản, được đa số người dân xây dựng, phổ biến từ nông thôn đến thành thị. Chỉ với ngân sách khoảng 100,000,000 VND bạn có thể sở hữu một căn nhà tiền chế cấp 4 bao gồm tất cả các chi phí vật liệu và  thi công xây dựng. Việc sử dụng nhà tiền chế cấp 4 không phải là lạc hậu, cũ kĩ, song song với quá trình phát triển của xã hội thì việc xây dựng nhà tiền chế cấp 4 đã ngày càng phát triển hiện đại, nâng tầm chất lượng và bắt kịp xu thế của thế giới. Với công nghệ xây dựng mới, nhà tiền chế cấp 4 ưu tiên sử dụng vật liệu thép siêu nhẹ và được ứng dụng chủ yếu các nhà ở, văn phòng công ty,..... Hãy cùng TRƯỜNG THỊNH tìm hiểu chi tiết về kiểu nhà rất phổ biến này nhé.


Thuế 15% hay 20%: Doanh nghiệp chế biến thủy sản bối rối chờ được giải quyết

Thời gian vừa qua, VASEP nhận được phản ánh của một số DN về việc cơ quan thuế địa phương không áp dụng thống nhất mức thu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với sản phẩm thủy sản chế biến. Một số địa phương áp dụng thu 15% nhưng các địa phương khác lại thu mức 20%. Năm nay, khi thị trường thủy sản thế giới đang gặp nhiều khó khăn, nhiều DN không đạt được mức tăng trưởng như kế hoạch thì việc áp dụng mức 20% đối với sản phẩm thủy sản bản chất là hàng chế biến sẽ ảnh hưởng lớn tới DN.Về vấn đề này, ngay từ tháng 4/2019, tại cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các Hiệp hội, DN ngành nông nghiệp tại Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chủ trì, VASEP đã báo cáo với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ. Tại cuộc họp này, ông Mai Tiến Dũng cũng đã yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì cùng Bộ Tài chính nghiên cứu và sớm có hướng giải quyết vướng mắc cho các DN thủy sản.

Sau đó, ngày 19/9/2019, VASEP tiếp tục gửi Công văn số 89/2019/CV-VASEP tới Thứ trưởng Bộ NN&PTNT  Phùng Đức Tiến kiến nghị về ban hành danh mục sản phẩm chế biến liên quan đến thực hiện quy định ưu đãi thuế TNDN cho DN chế biến thủy sản.

Ngay từ đầu năm 2019, nhiều DN thủy sản phản ánh tới Văn phòng VASEP về việc các DN này bị các cơ quan thuế áp mức thuế suất cho hàng thủy sản là sơ chế với mức thuế TNDN 20% trong khi các mặt hàng đầu ra của các DN này đa số là các sản phẩm đã qua chế biến, được phép áp dụng mức thuế suất TNDN là 15% theo Khoản 5 Điều 11 và Khoản 1 Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính.

Các DN cũng đã gửi văn bản phản ánh lên các Tỉnh và các CQQL Nhà nước ngành thuế. Tại công văn số 1981/BTC-TCT ngày 13/2/2018 của Tổng cục Thuế trả lời về chính sách thuế TNDN gửi UBND tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, công văn số 1981/BTC-TCT nói trên hay một số các văn bản hướng dẫn của ngành tài chính vẫn chưa có cơ sở vững chắc thế nào là sơ chế, và thế nào là chế biến, chưa giải thích được sản phẩm như thế nào sẽ được coi là “sản phẩm khác với nguyên liệu đầu vào”.

Trong khi đó, hiện nay hoạt động chế biến của DN thủy sản gồm 3 dạng: Chế biến từ sản phẩm tươi sống để XK, chế biến từ sản phẩm tươi sống thành sản phẩm chín, chế biến từ nguyên liệu có pha trộn gia vị phụ liệu để ra hàng GTGT. Nhưng khi thanh tra, kiểm tra các DN chế biến thủy sản, các cơ quan QLNN ngành thuế sẽ kiểm tra thu nhập của DN thuộc hoạt động chế biến hay hoạt động sơ chế, và với cả 3 dạng chế biến trên, các CQ QLNN ngành thuế đều không công nhận là sản phẩm “chế biến” mà chỉ là ‘sơ chế” khiến tỷ lệ phải nộp thuế của các DN thủy sản hiện tại (bao gồm cả sản phẩm SXXK, tiêu thụ nội địa  hay gia công) đều là 20% - không đúng với bản chất chế biến của ngành.

Mặt khác, đối với các SP hàng gia công, giá trị nguyên liệu (là của đối tác thuê gia công) cũng không được các cơ quan Quản lý Nhà nước tính vào giá thành sản xuất hàng hóa của DN nên sản phẩm cũng không đáp ứng được yêu cầu nêu tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC để được hưởng ưu đãi thuế.

Tại cuộc họp ngày 01/4/2019 của Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ Ngành với đại diện các Hiệp hội ngành nông nghiệp, đại diện Bộ Tài chính cũng cho biết do các định nghĩa và phân loại về sản phẩm sơ chế và chế biến trong lĩnh vực chế biến thủy sản nói riêng và lĩnh vực chế biến thực phẩm nói chung vẫn còn chưa rõ ràng, đầy đủ cho công tác thực thi, dẫn tới khi áp thuế TNDN cho các DN, Cục Thuế các địa phương thường áp dụng mức thuế TNDN cao nhất.

Nhằm thực hiện tốt chủ trương khuyến khích phát triển nông-thủy sản của Nhà nước, giúp việc hiểu và áp dụng thống nhất qui định ưu đãi về thuế TNDN giữa cơ quan Quản lý Nhà nước và DN, góp phần giúp DN giảm chi phí sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, VASEP đề nghị Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ đạo việc ban hành văn bản (mang tính pháp quy) để các mặt hàng/nhóm mặt hàng thủy sản của DN thuộc danh mục là hàng chế biến, thay vì hiện nay không có quy định rõ ràng nào nên khi Cục Thuế các địa phương xem xét đều đưa hết về sơ chế.

Đồng thời kiến nghị Bộ NN&PTNT có ý kiến bằng văn bản với Bộ Tài chính để Bộ Tài chính sớm xem xét có hướng dẫn cho phép cả 3 dạng hoạt động chế biến nói trên đều được xem là hoạt động chế biến của DN thủy sản và được ưu đãi thuế TNDN theo Thông tư 96/2015/TT-BTC.

Mới đây, tại Hội thảo “Rà soát, đánh giá việc thực thi các văn bản về kiểm tra chuyên ngành, đề xuất hướng xử lý những khó khăn, vướng mắc” do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 31/12/2019 tại Hà Nội, VASEP lại tiếp tục báo cáo và kiến nghị Bộ khẩn trưởng rà soát và giải quyết khó khăn này cho DN thủy sản.

Trước sự áp dụng không thống nhất giữa cơ quan thuế các địa phương đã khiến cho nhiều DN cảm thấy thiếu công bằng, ảnh hưởng không tốt tới môi trường kinh doanh. Mặc dù đã được cơ quan thuế địa phương giải thích nhưng chưa thực sự thỏa đáng, mới đây, một số DN chế biến cá tra rất bối rối vì không biết DN mình thuộc diện đối tượng hưởng thuế TNDN 15% hay 20%?