TIN TỨC KHÁC

Giá Sắt Thép Biến Động Thế Nào Trong Tháng Cuối Năm?

Theo nhận định từ các chuyên gia, giá sắt thép thế giới trong tháng cuối năm sẽ tiếp tục dao động trong biên độ hẹp và khó có khả năng tăng mạnh như hồi cuối tháng 9 do lực cầu yếu. Đối với thị trường trong nước, giá thép dự kiến sẽ giữ được nhịp tăng gần đây, dao động quanh mức 13,8 - 14,2 triệu đồng/tấn.


Tín Hiệu Lạc Quan Từ Thị Trường Và Cơ Hội Tăng Tốc Cho Ngành Thuỷ Sản Cuối Năm 2024

Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bứt phá, khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm phục vụ các dịp lễ, tết.

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

 Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.


Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Phát hiện mùn cưa, phôi gỗ, vỏ bào… có thể giúp kết dính bê tông chắc và chống thấm tốt hơn

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại ĐH Quốc gia Singapore (NUS) đã phát triển thành công phương pháp tái chế phế liệu gỗ (vỏ bào, phôi gỗ, gỗ vụn) vô cùng hiệu quả bằng cách kết hợp chúng với hỗn hợp xi măng, vữa.

 


Khá bất ngờ khi phương pháp kết hợp này vô tình giúp vật liệu kết dính tốt và bền chắc hơn, đặc biệt cũng chống thấm nước tốt hơn.

Trong suốt hơn một năm qua, các nhà máy gỗ ở Singapore đã tạo ra hơn nửa triệu tấn phế liệu gỗ, chủ yếu là mùn cưa. Đa số phế liệu gỗ thường được tái chế bằng cách phân hủy thành than sinh học, một loại than xốp làm từ vật liệu hữu cơ.

Về mặt nào đó, than sinh học có thể đem lại lợi ích về môi trường. Trong khi hầu hết nhiên liệu sinh khối tiêu thụ trong vòng 10 - 20 năm qua đều phát thải CO2 vào bầu khí quyền thì than sinh học lại là một vật liệu ổn định đáng kinh ngạc. Thậm chí, chúng có thể giữ CO2 lâu hơn tới hàng ngàn năm.

 



Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 cho thấy, việc gia tăng sản xuất than sinh học trên toàn cầu có thể giúp bù đắp cho khoảng 10% lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Do khả năng hấp thụ và giữ nước tốt nên than sinh học còn được biết đến là một chất làm màu mỡ cho đất rất tuyệt vời.

Đã có nhiều nghiên cứu tìm cách thương mại hóa than sinh học nhưng thật bất ngờ khi loại nhiên liệu còn có một tác dụng khác ấn tượng hơn không kém.

Trong nghiên cứu của NUS, các nhà khoa học đã tìm thấy một tác dụng khác của than sinh học trong xây dựng. Cụ thể chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ than sinh học vào hỗn hợp xi măng hoặc vữa có thể giúp tăng độ kết dính vật liệu lên tới 20%, đồng thời, loại nhiên liệu này cũng chống thấm nước tốt hơn 50%.

 


Kua Harn Wei, một nhà nghiên cứu tại NUS giải thích: “Khoảng 50kg phế liệu gỗ có thể sử dụng được cho mỗi tấn bê tông. Chúng tôi thường yêu cầu khoảng 0,5m2 khối bê tông cho mỗi m2 sàn xây dựng tại Singapore. Điều này cũng có nghĩa, một căn hộ bốn phòng với diện tích sàn 100m2 có thể tốn khoảng 6 tấn phế thải gỗ”.

Ngoài việc cải thiện độ bền và khả năng chống thấm của bê tông, việc ứng dụng phế liệu gỗ trong xây dựng còn được kỳ vọng giúp giảm lượng phát thải CO2. Bởi lẽ, phế liệu gỗ như mùn cưa đa phần sẽ bị đốt hoặc chôn lấp gây ô nhiễm môi trường.

Trong khi đó, phương pháp mới cho phép “khóa” lại phần lớn CO2 đáng lẽ ra đã thải vào bầu khí quyển trong quá trình đốt cháy.

Tham khảo NewAtlas