TIN TỨC KHÁC

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

 Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.


Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Khi nào giá thép sẽ phục hồi?

Thị trường thép trong nước sẽ vẫn trầm lắng trong tháng 9 và giá thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Triển vọng ngành thép khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục

Ngành thép đã từng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, lượng hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, thị trường thép sẽ được hưởng lợi nhờ xây dựng và bất động sản phục hồi, đầu tư công được đẩy mạnh…


Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Riêng trong tháng 9/2024, Việt Nam nhập khẩu gần 1,55 triệu tấn sắt thép, trị giá hơn 1,06 tỷ USD, với giá trung bình 688 USD/tấn. So với tháng 8/2024, lượng nhập khẩu tăng 15,4%, kim ngạch tăng 4,3%, trong khi giá giảm 9,6%.

Các thị trường nhập khẩu chính

  • Trung Quốc: Dẫn đầu với 8,31 triệu tấn, trị giá gần 5,36 tỷ USD, giá trung bình 644,5 USD/tấn, tăng 50,6% về khối lượng và 37,8% về kim ngạch, chiếm 67,6% tổng khối lượng nhập khẩu của cả nước.
  • Nhật Bản: Đứng thứ hai với 1,53 triệu tấn, tương đương 1,08 tỷ USD, giá nhập khẩu trung bình 708 USD/tấn, tăng 4,4% về khối lượng nhưng giảm 3,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Indonesia: Đứng thứ ba với 524.135 tấn, trị giá 870,67 triệu USD, giá trung bình 1.661 USD/tấn, tăng 4% về khối lượng và 2% về kim ngạch.

nhap-khau-thep-vn-tang

Thách thức cho ngành thép Việt Nam

Việt Nam đang đứng thứ 12 thế giới và dẫn đầu ASEAN về sản xuất thép, với sản lượng có thể đạt 30 triệu tấn trong năm 2024. Tuy nhiên, ngành thép trong nước đang gặp nhiều khó khăn do thị trường bất động sản sụt giảm, giá nguyên liệu tăng, và áp lực tồn kho lớn. Đặc biệt, thép giá rẻ từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam chiếm thị phần lớn nhờ giá thấp hơn từ 30-70 USD/tấn so với các thị trường khác. Nguyên nhân chính là Trung Quốc đang thừa thép và tăng cường xuất khẩu với giá cạnh tranh để giảm hàng tồn kho.

Với sự thống trị về sản xuất và xuất khẩu thép, Trung Quốc hiện có khoảng 500 nhà máy với tổng công suất khoảng 1,17 tỷ tấn/năm. Do nhu cầu nội địa giảm, các nhà sản xuất Trung Quốc phải bán phá giá thép tại thị trường nước ngoài, gây áp lực lớn cho ngành thép Việt Nam.

Dự báo xu hướng giá thép

Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) dự báo giá thép toàn cầu sẽ tăng nhẹ 3,5% trong năm 2024 nhờ nhu cầu phục hồi và nguồn cung hạn chế. Ngân hàng Thế giới cũng dự báo giá quặng sắt sẽ giảm 2,8%, xuống còn khoảng 108 USD/tấn trong năm 2024. Theo Công ty Chứng khoán MB, giá thép tại Việt Nam dự kiến sẽ khởi sắc từ quý 4/2024, với giá thép xây dựng trung bình đạt khoảng 571 USD/tấn, tăng 4% so với năm 2023.

Nguồn: Báo Công Thương