TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu cá Tra Việt Nam: Tin vui sau chuỗi ngày ảm đảm

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan, tình hình xuất khẩu mặt hàng cá Tra trong tháng 9 năm 2023 đạt hơn 165 triệu USD, tăng trưởng dương 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên trong năm nay xuất khẩu cá Tra có dấu hiệu khởi sắc đầy hứa hẹn.  Xuất khẩu cá tra đến Các thị trường chính như Trung Quốc, Hongkong, EU, Brazil, Mexico, … ghi nhận tăng trưởng dương 2 con số.

Loại thủy sản nào xuất khẩu sang Anh tăng kỷ lục gần 800% trong 6 tháng đầu năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, riêng trong tháng 6 năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Anh đạt xấp xỉ 4,5 nghìn tấn, giá trị lên gần 29 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 15,7% về trị giá so với tháng 6/2022.

Lạm phát bắt đầu chi phối nhập khẩu cá tra tại các thị trường

(vasep.com.vn) Gần 2 tỷ USD – kết quả XK cá tra 9 tháng đầu năm 2022 là một con số vượt hơn cả mong đợi của ngành này. Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến XK tháng 9 vừa qua sẽ thấy lạm phát đã tấn công mạnh mẽ vào tất cả các ngành hàng thực phẩm và thủy sản, không loại trừ cá tra.


Trung Quốc không còn đình chỉ với doanh nghiệp có hàng dương tính SARS-CoV-2

(vasep.com.vn) Trung Quốc xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm virus Sars-COV-2 sau gần 2 năm thực thi.


Nhà tiền chế cấp 4 giá phổ thông- Xu hướng nhà ở thân thiện với môi trường

Nhà tiền chế cấp 4  là loại kiểu nhà dân dụng, có kiến trúc phổ biến và thi công khá đơn giản, được đa số người dân xây dựng, phổ biến từ nông thôn đến thành thị. Chỉ với ngân sách khoảng 100,000,000 VND bạn có thể sở hữu một căn nhà tiền chế cấp 4 bao gồm tất cả các chi phí vật liệu và  thi công xây dựng. Việc sử dụng nhà tiền chế cấp 4 không phải là lạc hậu, cũ kĩ, song song với quá trình phát triển của xã hội thì việc xây dựng nhà tiền chế cấp 4 đã ngày càng phát triển hiện đại, nâng tầm chất lượng và bắt kịp xu thế của thế giới. Với công nghệ xây dựng mới, nhà tiền chế cấp 4 ưu tiên sử dụng vật liệu thép siêu nhẹ và được ứng dụng chủ yếu các nhà ở, văn phòng công ty,..... Hãy cùng TRƯỜNG THỊNH tìm hiểu chi tiết về kiểu nhà rất phổ biến này nhé.


[Infographic] Nhìn lại 50 năm ngành công nghiệp thép thế giới

Thép là nền tảng của các tòa nhà, xe cộ và nhiều ngành công nghiệp. Tốc độ sản xuất và tiêu thụ thép thường được coi là thước đo cho sự phát triển của một quốc gia.

Ngày nay, thép là kim loại được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới và là vật liệu có thể tái chế nhiều lần nhất. Chỉ riêng trong năm 2020, toàn thế giới sản xuất được khoảng 1,864 tỷ tấn thép thô.

Thông qua dữ liệu của Hiệp hội Thép Thế giới, Visual Capitalist sẽ giúp độc giả nhìn lại chặng đường 50 năm phát triển vừa qua của ngành công nghiệp thép thế giới.

Ai đang thống trị ngành thép?
Sản lượng thép toàn cầu đã tăng hơn ba lần trong vòng 50 năm qua, bất chấp việc các quốc gia như Mỹ và Nga giảm quy mô sản xuất trong nước và phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn hàng nhập khẩu.

 

Trong khi Mỹ và Nga đi xuống, Trung Quốc và Ấn Độ đang liên tục gia tăng sản lượng để trở thành hai nước sản xuất thép đứng đầu thế giới.

Dưới đây là các nước sản xuất nhiều thép nhất thế giới năm 2020:

Nguồn: Hiệp hội Thép Thế giới.

Dù đang thống trị ngành thép thế giới, Trung Quốc có thể đang chuẩn bị để thu hẹp sản lượng trong nước để hạn chế rủi ro sản xuất dư thừa và đảm bảo nước này có thể hoàn thành mục tiêu trung hòa khí nhà kính vào năm 2060.

Ở diễn biến khác, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đề xuất một dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá hàng nghìn tỷ USD. Nếu dự luật tiềm năng này được thông qua, chính phủ sẽ rót một lượng lớn vốn đầu tư vào ngành công nghiệp thép nội địa để xây dựng nguồn cung cho các dự án hạ tầng trong tương lai.

Ngoài ra, nếu chính quyền ông Biden thu hồi thuế quan của người tiền nhiệm Donald Trump với các sản phẩm thép nhập khẩu, các hạn chế về nguồn cung thép tại Mỹ có thể sẽ giảm bớt.

Khả năng tái chế vô hạn
Theo Visual Capitalist, sức mạnh thực sự của thép nằm ở khả năng tái chế vô hạn mà không làm giảm chất lượng.

Bất luận các loại thép có nguồn gốc hay ứng dụng như thế nào, chúng ta luôn có thể tái chế chúng thành các sản phẩm mới. Ngày nay, các sản phẩm thép mới chứa trung bình khoảng 30% thép tái chế.

Hơn nữa, thép còn rất phù hợp cho các thiết bị, máy móc trong lĩnh vực năng lượng bền vững. Trung bình, thép chiếm 80% trong một sản phẩm turbin gió. Thép còn được sử dụng trong đế, máy bơm, bể chứa và bộ trao đổi nhiệt trong các máy phát điện mặt trời và còn là thành phần cơ bản trong máy phát điện và động cơ của xe điện, xe hybrid.

Tính bền vững của thép trong thời đại mới
Hiện tại, các nhà sản xuất thép đang suy nghĩ về tính bền vững của ngành công nghiệp này trong dài hạn. Họ đang nỗ lực cho ra các sản phẩm thép không sử dụng nhiên liệu hóa thạch (đặc biệt là than đá) trong quá trình luyện kim.

Kể từ những năm 1960, ngành sản xuất thép thế giới đã giảm mức độ sử dụng năng lượng trung bình trên mỗi tấn thép từ 50 gigajoule xuống còn 20 gigajoule. Song, các gã khổng lồ ngành công nghiệp thép như ArcelorMittal thậm chí còn tiến xa hơn và đặt kế hoạch sản xuất thép không carbon vào năm 2050.

Mức tiêu thụ và nhu cầu thép dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới dần mở cửa trở lại. Khi các công ty sản xuất thép tiếp tục đổi mới cả về tính bền vững và khả năng ứng dụng, thép sẽ tiếp tục là một vật liệu quan trọng cho mọi ngành công nghiệp. Hơn nữa, chúng ta còn có thể tái chế vô số lần và đẩy nhanh xu hướng năng lượng bền vững.

 

Nguồn: https://vietnambiz.vn/