TIN TỨC KHÁC

Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Khi nào giá thép sẽ phục hồi?

Thị trường thép trong nước sẽ vẫn trầm lắng trong tháng 9 và giá thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Triển vọng ngành thép khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục

Ngành thép đã từng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, lượng hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, thị trường thép sẽ được hưởng lợi nhờ xây dựng và bất động sản phục hồi, đầu tư công được đẩy mạnh…


Giá thép xây dựng hôm nay 26/4: Thép thanh tăng mạnh trong giao dịch đầu tuần

Giá thép hôm nay tiếp đà tăng
Giá thép hôm nay giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 149 nhân dân tệ lên mức 5.397 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h45 (giờ Việt Nam).

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy

Sau giai đoạn khủng hoảng do đại dịch COVID-19 vào năm 2020, cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, ngành công nghiệp thép của Ấn Độ đang kỳ vọng tăng trưởng sẽ ổn định trở lại kể từ năm nay, Financial Express đưa tin.

 

Trong bối cảnh này, triển vọng ngắn hạn của Hiệp hội Thép thế giới (WSA) cho thấy, nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu có khả năng sẽ tăng 6,1% lên mức 1.874 triệu tấn.

Trong đó, như thường lệ, Trung Quốc đứng đầu danh sách với mức tiêu thụ thép dự kiến là 1.024,9 triệu tấn, chiếm 54,6% tổng nhu cầu toàn cầu.

Biểu đồ quặng sắt tại sàn giao dịch Thượng Hải (Nguồn: Shfe)

Với mức tăng trưởng 3,0% trong năm 2020, Ấn Độ dự kiến sẽ ghi nhận tăng trưởng về mặt tiêu thụ là 19,8%, đạt 106,1 triệu tấn vào năm 2021.

Tương tự, Mỹ dự kiến sẽ tiêu thụ khoảng 86,5 triệu tấn thép với tốc độ tăng trưởng là 8,1%.

Tất cả các quốc gia sản xuất thép lớn khác đều được dự báo sẽ tiêu thụ nhiều thép hơn trong năm nay.

Cụ thể, Nhật Bản dự kiến sẽ đạt 56,0 triệu tấn, Hàn Quốc đạt 51,5 triệu tấn, Nga đạt 43,8 triệu tấn, Đức đạt 34,0 triệu tấn và Thổ Nhĩ Kỳ đạt 35,0 triệu tấn.

 

Một điều thú vị là, các quốc gia phát triển, nơi tiêu thụ thép được kỳ vọng sẽ ổn định, lại có khả năng tăng 8,2% về mặt nhu cầu trong thời gian này.

Trong khi đó, các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), Trung Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi sẽ có mức tăng trưởng tương đối chậm, dự kiến là 6,8%.

Theo ghi nhận, xây dựng tiếp tục là lĩnh vực thúc đẩy nhu cầu truyền thống đối với các mặt hàng thép của Ấn Độ. Trong đó, sự trợ giúp của lĩnh vực bất động sản và chính sách kích thích cơ sở hạ tầng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường nhu cầu thép.

 

Nguồn tin: vietnambiz.vn