TIN TỨC KHÁC

Tín Hiệu Lạc Quan Từ Thị Trường Và Cơ Hội Tăng Tốc Cho Ngành Thuỷ Sản Cuối Năm 2024

Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bứt phá, khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm phục vụ các dịp lễ, tết.

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

 Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.


Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Giá thép xây dựng 27/11: Bất ngờ tăng mạnh

Giá thép tăng mạnh
Giá thép giao tháng 1/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 65 nhân dân tệ lên mốc 3.943 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h45 (giờ Việt Nam).

 


Thép là một nguyên liệu thô cơ bản trong lĩnh vực sản xuất tại các nhà máy ở Ấn Độ. Trong khi sản xuất đang bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp ở bang Karnataka còn phải đối mặt với rắc rối nghiêm trọng khi giá thép tăng cao.

Giá thép xây dựng hôm nay 27/11: Bất ngờ tăng mạnh trong giao dịch cuối tuần - Ảnh 2.

                                                                        Biểu đồ quặng sắt tại sàn giao dịch Thượng Hải (nguồn: Shfe)

 

Giá thép đã tăng từ 35-40% trong ba tháng qua khiến các doanh nghiệp từ vừa đến siêu nhỏ rơi vào tình thế nguy hiểm. Họ gần như không thể phục hồi sau tác động của đại dịch COVID-19.
Trước tình hình đó, Hiệp hội Công nghiệp Qui mô nhỏ Karnataka (KASSIA) đã thúc giục chính phủ trợ cấp giá thép hoặc áp đặt kiểm soát giá để đảm bảo nguồn cung ổn định cho các doanh nghiệp.
Sự tăng giá đột ngột này đã khiến các doanh nghiệp không thể đáp ứng được các đơn đặt hàng đã xác nhận trong nước cũng như xuất khẩu, làm mất thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh với hậu quả tiêu cực lâu dài.
Chính phủ Ấn Độ cũng cần khuyến khích sản xuất các hợp kim thép vì nguồn cung các hợp kim này đang khan hiếm trên thị trường.

 

Giá thép xây dựng hôm nay 27/11: Bất ngờ tăng mạnh trong giao dịch cuối tuần - Ảnh 3.

 
KASSIA khẳng định: “Mặc dù là nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới nhưng mức tiêu thụ thép bình quân đầu người của chúng tôi thấp một cách đáng kinh ngạc, chỉ đạt 72kg so với mức trung bình thế giới là 225kg và Trung Quốc là 590kg”.
Đáng chú ý, vài ngày trước Hiệp hội Công nghiệp Quy mô nhỏ Quận Coimbatore (CODISSIA) đã viết một lá thư gửi chính phủ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc giá thép tăng cao trong thời gian qua.
Cơ quan công nghiệp Coimbatore cho biết, khoản vay bổ sung 20% của họ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn thông qua Chương trình hạn mức tín dụng khẩn cấp, cũng không thể triển khai do giá thép tăng, theo MENAFN.
Nguồn: Vietnambiz