TIN TỨC KHÁC

Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Khi nào giá thép sẽ phục hồi?

Thị trường thép trong nước sẽ vẫn trầm lắng trong tháng 9 và giá thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Triển vọng ngành thép khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục

Ngành thép đã từng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, lượng hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, thị trường thép sẽ được hưởng lợi nhờ xây dựng và bất động sản phục hồi, đầu tư công được đẩy mạnh…


Doanh nghiệp tôm hoạt động “3 tại chỗ”

Doanh nghiệp tôm hoạt động “3 tại chỗ”

 

Thật ra, chưa ai trả lời chắc chắn là 3TC sẽ diễn ra trong bao lâu và trong thực tế nảy sinh câu hỏi là thực hành 3TC có hiệu quả không khi trong quá trình chuẩn bị cho 3TC, chi phí phát sinh không ngừng.

 

Xưa có câu: “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” nên các DN tổ chức 3TC nhằm mỗi mục đích khác nhau. Có thể có nhiều mục đích ngay ở một DN, nhưng chưa thấy DN nào coi tổ chức 3TC nhằm mục tiêu lợi nhuận là hàng đầu. Thực hành 3TC gần như là tổ chức lại hoạt động của DN trên nền tảng gói gọn hơn, vì đa phần DN khi xây dựng nhà xưởng sẽ không có khu lưu trú trong khuôn viên. Chỗ ngủ nghỉ khi thực thi 3TC là tận dụng khoảng trống trong nhà xưởng, nhà kho, văn phòng… nên đâu thể có nhiều chỗ và đâu thể lâu dài.

 

Thực thi 3TC, DN phải sắp xếp lại dây chuyền sản xuất phù hợp hoàn cảnh mới, gói gọn, cũng phát sinh công việc phải chuẩn bị không ít. Ngoài ra để bảo đảm người lao động an tâm ở lại DN, các tiện ích tối thiểu phải bảo đảm, thậm chí phải có wifi để người lao động nắm diễn biến thông tin trên mạng. Để bảo đảm an toàn, việc tầm soát dịch bệnh trong người lao động phải được chú trọng, đề cao và thực thi nghiêm ngặt.

 

Khi chi phí tăng không nhỏ, làm sao tổ chức 3TC có lợi nhuận tốt? Chỉ còn cách hạ thấp một chi phí nào đó có thể, nhất là khâu nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Ở đây, cụ thể đối với ngành chế biến tôm là hạ thấp giá mua tôm nguyên liệu trong giai đoạn 3TC.

 

Chuỗi giá trị con tôm gồm khá nhiều mắt xích và các chuỗi nhỏ ở từng mắt xích. Chuỗi giá trị con tôm chú trọng nhất là mắt xích nuôi, mắt xích chế biến và khâu cung ứng tới nhà phân phối. Các mắt xích quan trọng này tồn tại và phát triển cộng hưởng và không thể thiếu nhau. Nếu nhận thức vấn đề thiết yếu này sẽ tìm ra mục đích tổ chức 3TC.

 

Khi dịch bùng phát cao trào lại là lúc miền Tây đang thả nuôi và nay là giai đoạn thu hoạch. Giả sử do covid, đóng cửa hết nhà máy chế biến, người nuôi tôm thu hoạch tôm sẽ ra sao? Mục đích đầu tiên cho thấy tổ chức 3TC ngành tôm nhằm có giải pháp chia sẻ khó khăn với người nuôi. Song song đó số lượng người lao động ở mỗi DN là không nhỏ, trong đó có sự phân hóa, một bộ phận có hoàn cảnh khó khăn hơn cần nguồn thu trang trải hàng ngày. Có việc làm là gỡ vướng được điểm này. Như vậy mục tiêu thứ hai là DN chia sẻ khó khăn với người lao động, lúc này cả hai tương trợ nhau sẽ giúp thấu hiểu hơn và gắn bó nhau hơn sau này.

 

Một mối quan hệ hết sức quan trọng phải kể ra nữa là các đối tác mua hàng. DN và các đối tác có hợp đồng mua bán và các đối tác đã có kế hoạch tiêu thụ. Nếu trong hoàn cảnh dịch, DN có thể vin vào lý do bất khả kháng kéo dài hợp đồng, nhưng chắc chắn sẽ gây khó khăn không nhỏ cho các đối tác. Việc tổ chức 3TC sẽ cung ứng một phần nào đó sản phẩm theo các hợp đồng, giảm thiểu khó khăn cho các đối tác. Tóm lại, tổ chức 3TC ngành tôm nhằm duy trì và tương hỗ các mắt xích quan trọng nhất chuỗi giá trị con tôm là: người nuôi - người lao động trong DN chế biến - nhà tiêu thụ.

 

Lý thuyết là vậy, vào thực tế phải làm sao? Để bù đắp chi phí, chắc chắn DN chế biến buộc phải mua tôm nguyên liệu với giá thấp hơn, coi như đây là phần chia sẻ từ người nuôi. Suy cho cùng, giải pháp này không ai muốn, nhưng với hoàn cảnh hiện tại các bên nên vui vẻ bắt tay và mong rằng mức chia sẻ này không quá lớn nhằm duy trì “sức khỏe” bên nuôi.

 

Bộn bề lo âu đều ập tới các DN chế biến tại thời điểm này, trong đó là giá cước tàu biển quốc tế liên tục tăng. Các hãng tàu càng có lý do từ dịch bệnh để “thổi giá” một cách thiếu sòng phẳng. Nói thêm rằng, 3TC không phải là hình thức mới mẻ gì vì DN nuôi tôm đã thực hiện điều này từ khi hình thành. Nhưng khác chút là 3TC tại trại nuôi tôm nhằm mục đích phòng chống dịch cho tôm chứ không phải cho người.

 

Thật là một thời điểm đầy thách thức! nay mỗi nhà, mỗi hoàn cảnh. Có lẽ đâu đó vẫn có DN thực hiện 3TC thu được lợi nhuận tốt, nhưng chắc không nhiều. Số còn lại và ngược lại sẽ là đại đa số DN, nhất là DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm 3 mục tiêu gắn bó trong chuỗi như phân tích ở trên.

 

Thời buổi khó khăn bùng phát dịch bệnh, các DN làm được 3TC không dễ nhưng phải nỗ lực làm không chỉ để thể hiện tinh thần chia sẻ, chung vai trong chuỗi giá trị con tôm mà còn là biện pháp đảm bảo sự tồn tại, bền vững của DN trong nghịch cảnh này.

 

Nguồn: VASEP