TIN TỨC KHÁC

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

 Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.


Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Khi nào giá thép sẽ phục hồi?

Thị trường thép trong nước sẽ vẫn trầm lắng trong tháng 9 và giá thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Định hướng phát triển ngành thép Việt đến năm 2045: Nhắm đến xu hướng tăng trưởng xanh

Theo Bộ Công Thương, mặc dù ngành thép Việt Nam đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên thực tế thời gian qua, các địa phương cũng như các doanh nghiệp thép còn khá lúng túng khi chưa có một quy hoạch đầu tư phát triển ngành thép một cách bài bản.


Dự thảo Đề cương Chiến lược chỉ ra bốn điểm nghẽn của ngành thép Việt Nam

Mới đây, Bộ Công Thương đã công bố toàn văn Dự thảo Đề cương chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, để thu thập ý kiến đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, và cá nhân.

Theo Dự thảo Đề cương Chiến lược, trước đây Bộ Công Thương đã phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thép đến năm 2020, xét đến năm 2025. Sau hơn 10 năm thực hiện, nhu cầu thép tăng mạnh, sản lượng sản xuất thép trong nước cũng tăng đáng kể. Cụ thể, thép xây dựng đáp ứng nhu cầu trong nước, thép tấm cán nóng, cán nguội đáp ứng một phần, thép dùng cho chế tạo, thép hợp kim chưa sản xuất được. Sản lượng phôi thép liên tục tăng từ năm 2010 đã đạt khoảng 4,3 triệu tấn và đến năm 2016 đạt 7,8 triệu tấn và năm 2020 đạt 19,9 triệu tấn (năm 2020, năng lực sản xuất toàn ngành đạt khoảng 24 triệu tấn/năm). Tuy nhiên, các chủng loại thép khác phục vụ ngành chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ như: thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội…vẫn phải nhập khẩu. 

Các doanh nghiệp ngành thép đã đầu tư các dự án sản xuất thép có quy mô lớn, công nghệ mới, thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại tạo ra sản phẩm mới đa dạng, có chất lượng ngày càng cao,, nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng chỉ ra những hạn chế trong cơ cấu sản phẩm và vùng lãnh thổ, chưa phù hợp với sự phát triển ngành trong tương lai.

Thứ nhất, tồn tại về công nghệ, ngoại trừ một số khu liên hợp mới có công nghệ khép kín từ thượng nguồn có công suất thuộc nhóm trung bình cao của thế giới như Khu liên hợp gang thép Hưng Nghiệp Fomosa, Dung Quất…, thì hầu hết các cơ sở sản xuất thép có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, khả năng cạnh tranh thấp, và gây ô nhiễm môi trường.

Thứ hai, về năng lực sản xuất và chủng loại sản phẩm. Đến năm 2023, năng lực sản xuất phôi thép đạt khoảng 28 triệu tấn/năm. Thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 7-8 triệu tấn/năm, thép xây dựng đạt 14 triệu tấn. Tuy nhiên, HRC chỉ đáp ứng 8 triệu tấn so với nhu cầu 10 triệu tấn. Sản xuất thép dựa trên 42% thép phế nhập khẩu và 58% quặng sắt.

Thứ ba, năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam còn khá thấp do nhà máy có công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu, tiêu hao năng lượng, chất lượng thép không cao, cạnh tranh nội địa mạnh, và xuất khẩu hạn chế.

Thứ tư, ngành thép còn bị phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài, khiến giá thép trong nước biến động theo giá nguyên liệu quốc tế.

Tăng trưởng xanh là xu hướng tất yếu

Từ phân tích những hạn chế ở trên, Bộ Công Thương nhận thấy cần xây dựng Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Chiến lược này sẽ giúp các cơ quan và doanh nghiệp lập kế hoạch phát triển bền vững. 

Với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU sắp áp dụng, các doanh nghiệp thép Việt Nam cần chuyển đổi sang sản xuất "xanh" để duy trì khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế, giữa thép xanh và thép xám đang có sự chênh lệch lớn về giá thành. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp tiêu thụ. Chính vì thế, đại diện một số doanh nghiệp mong muốn trong công cuộc chuyển đổi xanh này, do đó chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình này để đạt mục tiêu phát triển xanh và bền vững. Dự thảo Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 dự kiến đến tháng 6 tới sẽ hoàn thiện dự thảo lần 1, sau đó tiếp tục chỉnh sửa để hoàn thiện; tháng 9/2024 sẽ báo cáo Bộ Công Thương để trình Chính phủ.

 

Nguồn: kinhtetrunguong.vn