TIN TỨC KHÁC

Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Khi nào giá thép sẽ phục hồi?

Thị trường thép trong nước sẽ vẫn trầm lắng trong tháng 9 và giá thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Triển vọng ngành thép khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục

Ngành thép đã từng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, lượng hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, thị trường thép sẽ được hưởng lợi nhờ xây dựng và bất động sản phục hồi, đầu tư công được đẩy mạnh…


Có phải kiểm dịch đối với thủy sản nhập khẩu dùng làm thực phẩm cho người không?

 

Việc kiểm dịch hầu hết sản phẩm thủy sản NK từ đông lạnh cho tới chế biến sâu là biện pháp kiểm soát quá mức và không cần thiết đang gây vướng mắc cho nhiều DN thủy sản Việt Nam trong thời gian qua. Theo VASEP, điều này cũng chưa theo chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, quy định pháp luật cũng như thông lệ quốc tế hiện nay.

 

Hiện nay, các nước từ tiên tiến như Mỹ, EU, Nhật, Canada… đến các nước trong khu vực, hầu hết chỉ kiểm tra theo quy định chỉ tiêu về an toàn thực phẩm với sản phẩm thuỷ sản chế biến (đông lạnh, đồ hộp, hàng khô, ướp muối). Nhiều nước yêu cầu nước XK kiểm tra các chỉ tiêu an toàn thực phẩm (thực phẩm dành cho người) và cấp chứng thư sức khoẻ (Health Certificate) cho các lô hàng thuỷ sản chế biến XK sang nước họ, chứ không yêu cầu phải kiểm dịch (bệnh) với hàng thủy sản đông lạnh hoặc chế biến, đóng bao bì kín.

 

Một số nước như Australia, gần đây là Trung Quốc cũng yêu cầu kiểm một số chỉ tiêu dịch bệnh trên tôm đối với tôm đông lạnh nhập khẩu, áp dụng với một số dạng sản phẩm tôm “raw” đông lạnh (chưa hấp chín, hoặc chưa ướp tỏi) cho các chỉ tiêu dịch bệnh có thể lây lan trong môi trường nuôi của Australia (do người dân có thói quen dùng tôm làm mồi câu). Các chỉ tiêu này gồm các virus gây bệnh trên tôm như virus gây hội chứng Taura, đầu vàng, đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính.

 

Với Việt Nam, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD thuộc Bộ NN&PTNT) không kiểm tra các chỉ tiêu bệnh dịch hay vệ sinh thú y đối với hàng thuỷ sản XK đi các thị trường (trừ một số chỉ tiêu virus gây bệnh trên tôm XK sang Australia và Hàn Quốc), chỉ kiểm các chỉ tiêu ATTP (vi sinh, cảm quan/ngoại quan theo Quyết định 2864/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/11/2011 và các chỉ tiêu hóa học theo Quyết định 1471/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/6/2012 của Bộ NN&PTNT).

 

Tuy nhiên, với sản phẩm thủy sản NK, theo quy định của Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ NNPTNT, sau đó được thay thế bởi Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016; TT26/2016 được sửa đổi, bổ sung một phần bởi Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 và Thông tư 11/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/10/2019 thì cả sản phẩm thủy sản chế biến từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) đều thuộc danh mục phải kiểm dịch theo Luật Thú y.

 

Như vậy, việc không rõ ràng phải kiểm soát “dịch bệnh” cho thủy sản và kiểm tra “an toàn thực phẩm” là sản phẩm là thực phẩm dùng cho người khiến khiến danh mục hàng hoá phải kiểm dịch một cách không cần thiết ngày càng dài ra.

 

Các DN thủy sản và VASEP hoàn toàn đồng ý cần kiểm dịch chặt chẽ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp đá nhưng với các sản phẩm thực phẩm (dùng cho người) ở dạng chế biến (đông lạnh, chín, đóng bao bì kín….) hoặc chế biến sâu không thể mang và không có nguy cơ mang theo mầm bệnh và không thể gây ra lây lan dịch bệnh cho thủy sản trong môi trường xung quanh thì không cần thiết.

 

Đây là vướng mắc của các DN thủy sản trong suốt 3 tháng đầu năm nay, VASEP cũng đã gửi công văn tới Bộ NN&PTNT kiến nghị không đem các sản phẩm thủy sản chế biến (từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…), không có nguy cơ lây truyền dịch bệnh vào danh mục phải kiểm dịch (bệnh) theo Luật Thú y, trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh mà chịu kiểm tra theo quy định của Luật ATTP.

 

Nguồn: VASEP