TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu cá Tra Việt Nam: Tin vui sau chuỗi ngày ảm đảm

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan, tình hình xuất khẩu mặt hàng cá Tra trong tháng 9 năm 2023 đạt hơn 165 triệu USD, tăng trưởng dương 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên trong năm nay xuất khẩu cá Tra có dấu hiệu khởi sắc đầy hứa hẹn.  Xuất khẩu cá tra đến Các thị trường chính như Trung Quốc, Hongkong, EU, Brazil, Mexico, … ghi nhận tăng trưởng dương 2 con số.

Loại thủy sản nào xuất khẩu sang Anh tăng kỷ lục gần 800% trong 6 tháng đầu năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, riêng trong tháng 6 năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Anh đạt xấp xỉ 4,5 nghìn tấn, giá trị lên gần 29 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 15,7% về trị giá so với tháng 6/2022.

Lạm phát bắt đầu chi phối nhập khẩu cá tra tại các thị trường

(vasep.com.vn) Gần 2 tỷ USD – kết quả XK cá tra 9 tháng đầu năm 2022 là một con số vượt hơn cả mong đợi của ngành này. Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến XK tháng 9 vừa qua sẽ thấy lạm phát đã tấn công mạnh mẽ vào tất cả các ngành hàng thực phẩm và thủy sản, không loại trừ cá tra.


Trung Quốc không còn đình chỉ với doanh nghiệp có hàng dương tính SARS-CoV-2

(vasep.com.vn) Trung Quốc xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm virus Sars-COV-2 sau gần 2 năm thực thi.


Nhà tiền chế cấp 4 giá phổ thông- Xu hướng nhà ở thân thiện với môi trường

Nhà tiền chế cấp 4  là loại kiểu nhà dân dụng, có kiến trúc phổ biến và thi công khá đơn giản, được đa số người dân xây dựng, phổ biến từ nông thôn đến thành thị. Chỉ với ngân sách khoảng 100,000,000 VND bạn có thể sở hữu một căn nhà tiền chế cấp 4 bao gồm tất cả các chi phí vật liệu và  thi công xây dựng. Việc sử dụng nhà tiền chế cấp 4 không phải là lạc hậu, cũ kĩ, song song với quá trình phát triển của xã hội thì việc xây dựng nhà tiền chế cấp 4 đã ngày càng phát triển hiện đại, nâng tầm chất lượng và bắt kịp xu thế của thế giới. Với công nghệ xây dựng mới, nhà tiền chế cấp 4 ưu tiên sử dụng vật liệu thép siêu nhẹ và được ứng dụng chủ yếu các nhà ở, văn phòng công ty,..... Hãy cùng TRƯỜNG THỊNH tìm hiểu chi tiết về kiểu nhà rất phổ biến này nhé.


Bong bóng tài sản phình to khắp thế giới

Dù rằng hiện đã có rất nhiều ý kiến về khả năng thị trường tài chính thế giới đang trải qua giai đoạn bong bóng và sẽ sụp đổ, không ít người lại khẳng định "lực đỡ" cho thị trường vẫn còn rất nhiều.

 

Giá một loạt tài sản, từ hàng hóa nguyên vật liệu đến bitcoin hay cổ phiếu đều đang tăng chóng mặt. Điều này khiến nhiều người lo sợ về khả năng các thị trường toàn cầu đang trong giai đoạn bong bóng. Theo WSJ, rất hiếm khi giá cả của nhiều loại tài sản cùng tăng một lúc như vậy.

 

Giá gỗ đã tăng lên mức cao chưa từng thấy. Doanh số bán nhà ở tại Mỹ cũng ở mức cao nhất từ năm 2006 - trước khi bong bóng nhà đất sụp đổ.

 

Chứng khoán nhiều nước cũng đồng loạt tăng nóng. Chỉ số tại các thị trường từ Pháp đến Australia đều lập đỉnh mới năm nay. S&P 500 và DJIA của Mỹ gần đây đã có phiên lập kỷ lục thứ 23 và 21 trong năm.

 

Giá Bitcoin, gỗ, dầu thô và chỉ số S&P 500 đều tăng năm nay

 

Cơn sốt đầu tư cũng vượt ra khỏi những thị trường thông thường mà các doanh nghiệp tại phố Wall có thể theo dõi. Giá Bitcoin lần đầu tiên vượt ngưỡng 60.000USD tháng trước, sau đó sụt giảm. Đồng Dogecoin lập kỷ lục trong chốc lát. Trong giới đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư đang rót vào công ty khởi nghiệp lượng tiền gấp 5 mức cần thiết. Điều này đã đẩy định giá các công ty khởi nghiệp lên mức cao nhất.

 

Diễn biến bất thường của thị trường trong thời gian gần đây khiến ngay cả những nhà đầu tư kỳ cựu nhất cũng cảm thấy khó hiểu. "Rõ ràng mọi chuyện rất khác so với bất kỳ bong bóng tài sản nào mà chúng ta từng chứng kiến", Jeremy Grantham - đồng sáng lập kiêm trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại tổ chức quản lý tài sản Grantham, Mayo & van Otterloo phân tích.

 

Grantham từng dự báo rất chính xác về sự sụp đổ của bong bóng tài sản tại Nhật cuối thập niên 1980, bong bóng dotcom năm 2000 và cuộc khủng hoảng nhà đất năm 2008. "Tất cả những bong bóng tài sản trước đây diễn ra khi điều kiện kinh tế gần như hoàn hảo. Tuy nhiên, lần này, thị trường tăng điểm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều vết thương", ông nói.

 

Phố Wall từng trải qua kịch bản như hiện tại. Sự phấn khích quá độ của nhà đầu tư với nhiều loại tài sản khiến nhiều người so sánh với thập niên 1920 tại Mỹ trước đây, khi nước Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung trải qua quá trình phục hồi rất mạnh từ đống tro tàn của Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

 

Ngoài ra, việc các cổ phiếu công nghệ được định giá cao khiến nhiều người so sánh với sự hình thành và sụp đổ của bong bóng dotcom cách đây 2 thập kỷ.

 

Những quá trình hưng phấn như ở trên sau đó đều được tiếp nối bằng sự suy giảm mất nhiều năm mới có thể hồi phục. Nhiều dấu hiệu chồng chéo gần đây khiến nhà đầu tư phải chuẩn bị sẵn sàng cho cái gọi là sự suy giảm trên diện rộng. Nó không chỉ tiềm ẩn khả năng thổi bay giá trị những cổ phiếu nhà đầu tư chọn nhầm, mà còn khiến những người đầu cơ khốn đốn.

 

"Nếu chúng ta rơi vào giai đoạn niềm tin xuống thấp và giá trị cổ phiếu cùng biến mất, thế giới thực sẽ phải chịu tác động", Grantham nhận định.

 

Bong bóng không chỉ được định nghĩa bởi giá trị tài sản cao. Nhiều chuyên gia phân tích và nhà đầu tư cho rằng bong bóng đến từ việc nhà đầu tư tin rằng giá cổ phiếu sẽ không ngừng tăng, bỏ qua nhiều yếu tố cơ bản như liệu công ty có làm ăn đủ tốt để có được giá cổ phiếu cao đến vậy hay không.

 

Vấn đề nằm ở chỗ các thị trường bong bóng thường kéo dài hơn so với tính toán của nhiều chuyên gia. Trong trường hợp Nhật Bản, hệ số P/E (giá cổ phiếu trên lợi nhuận) từng lên tới 60 năm 1989 rồi mới sụp đổ, đẩy nước này vào thời kỳ tăng trưởng trì trệ kéo dài nhiều thập kỷ.

 

Tại Mỹ, chỉ số S&P hiện giao dịch ở mức P/E bằng 26, theo Dow Jones Market Data. Một chỉ số định giá khác được biết đến với tên gọi tỷ lệ CAPE hay là Shiller P/E còn ghi nhận con số cao hơn, ở mức 37,6 - cao nhất trong 2 thập kỷ.

 

Hiện tại có hàng chục cổ phiếu trong S&P 500 giao dịch trên mức P/E của chỉ số này. Trong đó có cổ phiếu Tesla hay Nvidia, theo tính toán của FactSet.

Tuy nhiên, vẫn có không ít chuyên gia tin rằng thị trường sẽ không sụp đổ. Meb Faber - Trưởng bộ phận đầu tư tại quỹ Cambria Investments nhận định: "Các thị trường đắt đỏ sẽ không sụp đổ. Việc rút ra quá sớm sẽ có thể đồng nghĩa với việc để mất đi cơ hội có nhiều năm lợi nhuận tốt".

 

Có nhiều lý do để tin rằng phần lớn các thị trường sẽ vẫn có yếu tố hỗ trợ. Những tháng gần đây, lợi suất trái phiếu chính phủ nhiều nước tăng, khiến sức hấp dẫn của một số loại cổ phiếu, như Amazon hay Netflix, giảm đi đáng kể.

 

Dù vậy, thị trường vẫn nhận được sự hỗ trợ quan trọng từ các nhà hoạch định chính sách Mỹ. Sau khi Covid-19 tác động nặng nề đến thị trường, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã hạ lãi suất xuống gần 0%, đẩy mạnh chương trình mua trái phiếu. Quốc hội Mỹ cũng chấp thuận các gói hỗ trợ quy mô hàng nghìn tỷ USD nhằm giúp kinh tế phục hồi từ sau khoảng thời gian đóng cửa.

 

Các biện pháp trên đã giúp thị trường bật tăng sau khi chạm đáy. Đáng chú ý, thị trường vẫn hồi phục ngay cả khi kinh tế Mỹ tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ năm 2009.

 

Một năm sau, hoạt động kinh tế đang phục hồi. Thị trường chứng khoán nhiều nước nhảy vọt. Tuy nhiên đến nay, Fed chưa hề phát đi tín hiệu sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ. Trên thực tế, các nhà hoạch định chính sách cũng đã nói rằng lãi suất sẽ ở gần mức 0% cho đến năm 2023. Như vậy, nhiều nhà đầu tư có lý do để tin tưởng rằng thị trường sẽ vẫn có đủ điều kiện để tăng cao hơn nữa. Nguyên nhân là lãi suất thấp sẽ hỗ trợ dòng tiền trong tương lai.

 

Byron Wien - Phó chủ tịch bộ phận quản lý tài sản tại quỹ Blackstone nhận xét: "Người ta cảm thấy rằng họ đang đầu tư và hoàn toàn "miễn dịch". Các chu kỳ đầu tư sẽ khác nhau, nhưng luôn có những trường hợp ngoại lệ".

 

Bối cảnh của thị trường hiện nay trái ngược với khoảng thời gian giá tài sản tăng bùng nổ thập niên 20, 80, 90 hay giữa thập niên 2000 mà theo các nhà đầu tư cũng như chuyên gia phân tích là xuất phát từ tăng trưởng kinh tế mạnh. Trong phần lớn các giai đoạn nói trên, Fed giữ vai trò "xì hơi" bong bóng bằng cách nâng lãi suất nhằm hạn chế giá tài sản và lạm phát tăng quá nóng.

 

Tháng 3/2000, khi chỉ số Nasdaq lập đỉnh, Fed tăng lãi suất lên đến 5,7% nhằm kiềm chế lạm phát. Nhưng lần này, Fed đã bác bỏ những quan điểm cho rằng lãi suất thấp đang tạo ra bong bóng tài sản.

 

Gần đây, nhiều yếu tố khác cũng "thử thách" tâm lý của nhà đầu tư. Quỹ Archegos Capital Management đã mất hàng tỷ USD sau khi đặt cược sai lầm vào cổ phiếu của ViacomCBS hay Discovery. Quỹ ETF điều hành bởi nhà đầu tư nổi tiếng Cathie Wood chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mua gom quá nhiều cổ phiếu tăng trưởng. Rất nhiều mã trong nhóm này không mang lại lợi nhuận.

 

Danh mục của các quỹ ETF nắm giữ cổ phiếu các SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt) đã sụt giảm đáng kể sau khi chạm mức đỉnh xác lập năm nay. Nhiều chuyên gia cho rằng lý do suy giảm là nỗi lo của nhà đầu tư về tính bền vững của tăng trưởng lớn dần.

 

Giá Bitcoin khởi đầu năm 2021 ở mức giá chưa đầy 30.000 USD. Nhưng cách đây gần 2 tuần, Bitcoin lập kỷ lục và sau đó giảm đến 20%.

 

Nhiều nhà đầu tư cá nhân, những người góp phần quan trọng tạo ra tăng trưởng cho cổ phiếu và nhiều loại tài sản khác, đã phát đi tín hiệu rằng họ nhận thấy thị trường đã bị đẩy giá lên rất cao. Tháng này, khảo sát từ E*Trade Financial với khoảng 957 nhà đầu tư cá nhân cho hay khoảng 70% nhà đầu tư cá nhân tin rằng thị trường đã hoàn toàn hoặc phần nào rơi vào trạng thái bong bóng.

 

Dù vậy, nhu cầu đối với cổ phiếu chưa hề giảm. 98 tỷ USD đã được rót vào các quỹ tương hỗ và ETF của Mỹ chỉ riêng trong tháng 3/2021. Đây là mức cao chưa từng có, theo tính toán của công ty phân tích dữ liệu Refinitiv Lipper. Từ tháng 12/2020 đến nay, ước tính 137,8 tỷ USD đã đổ vào chứng khoán Mỹ. Nếu xu thế này tiếp tục, dòng tiền vào chứng khoán Mỹ sẽ lên cao nhất 7 năm.

 

"Càng lên cao, bạn càng phải trả cái giá lớn. Tôi cho rằng đây là một trong những thông điệp của bong bóng. Khi thị trường tăng trưởng, bạn có thể ăn mừng, nhưng nó sẽ không thay đổi nỗi đau mà chúng ta sẽ phải đối mặt đâu", Grantham cho biết.

 

Nguồn: Vnexpress.net