Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan chức năng cấp trước khi khởi công xây dựng công trình. Có 3 loại giấy phép xây dựng:
- Giấy phép xây dựng mới
- Giấy phép sửa chữa cải tạo công trình
- Giấy phép di dời công trình
I. Hồ sơ để xin cấp giấy phép xây dựng mới nhà xưởng trong khu công nghiệp gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu tại Phụ lục số 6 (mẫu 1) Thông tư 10/2012/TT-BXD, ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng). Trường hợp đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng (01 bản chính);
2. Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (Giấy chứng nhận QSD đất hoặc Quyết định thu hồi và giao đất của cấp có thẩm quyền hoặc Hợp đồng thuê lại đất kèm biên bản giao đất tại thực địa); giấy tờ về quyền sở hữu công trình, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy ủy quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo (01 bản sao);
3. Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường (đối với dự án phải đánh giá tác động môi trường) hoặc Giấy xác nhận đã cam kết bảo vệ môi trường (đối với dự án chỉ cần cam kết bảo vệ môi trường) – theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành (01 bản sao);
4. Bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định (02 bản chính). Mỗi bộ gồm:
- Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên khu đất, mặt bằng ranh giới lô đất, bản vẽ bình đồ (đối với công trình theo tuyến), sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của công trình (giao thông, thoát nước);
- Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;
- Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực);
- Bản vẽ hệ thống PCCC đã được thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật về PCCC;
- Đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo thì phải có các bản vẽ về vị trí, hạng mục cần cải tạo, nếu có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo, kèm theo ảnh chụp hiện trạng công trình xin phép cải tạo và công trình lân cận.
5. Giấy Chứng nhận ĐKKD (đối với Doanh nghiệp DDI) hoặc Giấy Chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp FDI thành lập doanh nghiệp mới kèm theo dự án) (01 bản sao);
6. Quyết định phê duyệt dự án (của chủ đầu tư) kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định (01 bản chính);
7. Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra kết quả thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế (01 bản chính);
8. Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm (01 bản chính);
9. Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (01 bản chính) (theo mẫu tại Phụ lục số 9 Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/BĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp Giấy phép xây dựng), kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (01 bản chính)
II. Trình tự nộp hồ sơ thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đủ các hồ sơ theo mục I.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dânxã, Phường.
Bước 3: Phòng Quản lý đô thị thành phố tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm tra trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp giấy phép.
Bước 4: Tổ chức cá nhân nhận giấy phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân thành phố.
III. Đơn đề nghị cấp phép xây dựng gửi Ban quản lý các khu công nghiệp bao gồm một số nội: Thông tin chủ đầu tư; Địa điểm xin giấy phép xây dựng; Quy mô từng hạng mục xin cấp phép xây dựng; Đơn vị hoặc tên người thiết kế bản vẽ xin cấp phép; Đơn vị hoặc tên người thẩm tra bản vẽ; Dự kiến thời gian hoàn thành.
Trên đây là thủ tục cần có khi xin giấy cấp phép xây dựng nhà xưởng (mới) trong khu công nghiệp. Để quy trình xin cấp phép được nhanh chóng và dễ dàng hơn các chủ đầu tư có thể tham khảo các bước trên để chuẩn bị trước.
“Nếu quý nhà đầu tư đang tìm nhà thầu xây dựng nhà xưởng thì hãy liên hệ với Trường Thịnh Corp ngay hôm nay, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành chúng tôi sẽ giúp nhà đầu tư có một công trình hoàn hảo nhất với:
- Giá cả cạnh tranh
- Chất lượng đảm bảo
- Tiến độ nhanh chóng
- Thiết kế tối ưu
- Nguyên vật liệu chất lương cao”
Chúng tôi chuyên:
- Thi công xây dựng nhà xưởng, nhà máy
- Lắp dựng Nhà thép tiền chế
- Gia công kết cấu thép
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG THỊNH
Địa chỉ: 14 Dương Đình Hội, P. Phước Long B, Tp. Thủ Đức (Q. 9), Tp. HCM
Hotline: 0903 357 874 (Zalo - Mr Hà) / Email: manhha@truongthinhcorp.com.vn