TIN TỨC KHÁC

Xuất Khẩu Cá Tra Thuận Lợi, Giá Tăng Cao Ngay Từ Đầu Năm Mới

Xuất khẩu cá tra đang diễn ra thuận lợi với sự tăng trưởng mạnh mẽ ngay từ tháng đầu năm, kéo theo giá cá tra tại các ao nuôi tăng lên mức cao nhất trong ba năm qua.

Giá Sắt Thép Biến Động Thế Nào Trong Tháng Cuối Năm?

Theo nhận định từ các chuyên gia, giá sắt thép thế giới trong tháng cuối năm sẽ tiếp tục dao động trong biên độ hẹp và khó có khả năng tăng mạnh như hồi cuối tháng 9 do lực cầu yếu. Đối với thị trường trong nước, giá thép dự kiến sẽ giữ được nhịp tăng gần đây, dao động quanh mức 13,8 - 14,2 triệu đồng/tấn.


Tín Hiệu Lạc Quan Từ Thị Trường Và Cơ Hội Tăng Tốc Cho Ngành Thuỷ Sản Cuối Năm 2024

Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bứt phá, khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm phục vụ các dịp lễ, tết.

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

 Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.


Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Tiêu thụ tôn mạ vẫn có thể duy trì đà tăng trưởng nhờ hoạt động xuất khẩu thuận lợi

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng sản lượng tiêu thụ tôn mạ có mức tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021 và có thể duy trì ở mức cao trong nửa cuối năm do hoạt động xuất khẩu thuận lợi. 

Sản lượng tiêu thụ tăng 45% cùng kỳ năm ngoái trong 5 tháng đầu năm 2021, đạt 2,1 triệu tấn.

Sản lượng xuất khẩu tăng 132% cùng kỳ năm ngoái và đóng góp 56,4% vào tổng sản lượng tiêu thụ, cao hơn so với mức 35,3% trong 5 tháng đầu năm 2020.

Theo VDSC, nhu cầu thép tại Châu Âu và Bắc Mỹ hiện cao, nhờ được thúc đẩy bởi sự phục hồi của hoạt động xây dựng khi dịch bệnh đang được kiểm soát tốt hơn.

Bên cạnh đó, EU sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu thêm ba năm nữa. Các biện pháp này chủ yếu nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Do đó, chính sách này tiếp tục duy trì điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ Việt Nam.

Bên cạnh đó, chênh lệch giá thép giữa Châu Âu, Bắc Mỹ và Việt Nam ngày càng tăng, đồng nghĩa với mức biên lợi nhuận tốt cho các nhà xuất khẩu nội địa.

"Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng lượng xuất khẩu vẫn sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm 2021 như trong 6 tháng đầu năm", VDSC cho biết.

Các công ty với khả năng gia tăng sản lượng sản xuất đang chiếm lĩnh thị phần. Trong mảng thép xây dựng, Hòa Phát và Formosa tiếp tục giành thêm 2 và 1,4 điểm phần trăm thị phần trong 5 tháng đầu năm 2021 so với năm 2020.

Trong mảng tôn mạ, Hoa Sen và Nam Kim đang nắm bắt tốt cơ hội xuất khẩu do các nhà máy còn dư địa tăng trưởng lớn.

Thị phần của Hoa Sen tăng từ 33,4% trong năm 2020 lên 37,2% trong 5 tháng đầu năm 2021, trong khi, thị phần của Nam Kim cũng tăng từ 14,4% lên mức 16%.

Tại thị trường ống thép, thị phần của Hoa Sen và Nam Kim cũng tăng lần lượt 3,5 và 2,2 điểm phần trăm.

 

Nguồn: vietnambiz.vn