TIN TỨC KHÁC

Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Khi nào giá thép sẽ phục hồi?

Thị trường thép trong nước sẽ vẫn trầm lắng trong tháng 9 và giá thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Triển vọng ngành thép khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục

Ngành thép đã từng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, lượng hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, thị trường thép sẽ được hưởng lợi nhờ xây dựng và bất động sản phục hồi, đầu tư công được đẩy mạnh…


Tháng 5/2021, xuất khẩu hải sản của Việt Nam tăng 26%

Xuất khẩu Hải Sản của Việt Nam - tháng 1-5/2021

 

Xuất khẩu nhuyễn thể tăng cao nhất

 

Trong tổng giá trị xuất khẩu hải sản 5 tháng đầu năm 2021, các sản phẩm cá biển chiếm 75%, cá ngừ chiếm 22%, cá các loại khác chiếm 53%. Các sản phẩm nhuyễn thể chiếm 20%, còn loại là cua ghẹ và giáp xác khác.

 

So với cùng kỳ, xuất khẩu các nhóm sản phẩm hải sản của Việt Nam đều tăng. Đáng chú ý, xuất khẩu các mặt hàng nhuyễn thể tăng mạnh nhất. Cụ thể, giá trị xuất khẩu nhóm các sản phẩm mực, bạch tuộc đạt 216 triệu USD, tăng 13%; nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt 48 triệu USD tăng 44%.

 

Về cơ cấu, các mặt hàng nhuyễn thể chế biến, như mực khô/nướng, mực chế biến khác, các sản phẩm hai mảnh vỏ chế biến…, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 5 tháng qua.

 

Xuất khẩu sang các thị trường chính tiếp tục tăng

 

Nếu không tính cá ngừ, 5 thị trường nhập khẩu nhiều nhất hải sản khác của Việt Nam gồm: CPTPP chiếm 26%, Hàn Quốc chiếm 11%, Mỹ chiếm 8%, Trung Quốc chiếm 7% và EU chiếm 5%. So với cùng kỳ năm 2020, xuất khẩu hải sản khác của Việt Nam sang 5 thị trường này đều tăng so với cùng kỳ, CPTPP tăng 7%, Hàn Quốc tăng 6%, Mỹ tăng 55%, Trung Quốc tăng 2% và EU tăng 31%.

 

Trong khối thị trường CPTPP, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất, đồng thời là thị trường đơn lẻ nhập khẩu hải sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 20% tổng giá trị xuất khẩu hải sản khác của Việt Nam, đạt 298 triệu USD. So với cùng kỳ giá trị xuất khẩu sang thị trường này chỉ tăng nhẹ ở mức 1%. Tại phân khúc thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc, Nhật Bản cũng đang là thị trường đơn lẻ lớn thứ 2. Tuy nhiên, so với cùng kỳ xuất  khẩu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam sang đây giảm 9%.

 

Hàn Quốc, thị trường đơn lẻ đứng thứ 2 về nhập khẩu hải sản khác và lớn nhất về nhập khẩu mực bạch tuộc, tiếp tục có sự tăng trưởng trong tháng 5. Giá trị xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường này trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 157 triệu USD, trong đó gần 89 triệu USD từ xuất khẩu mực, bạch tuộc. Mặc dù xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường này vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng chậm lại.

 

Mỹ với giá trị nhập khẩu hải sản từ Việt Nam đạt hơn 113 triệu USD, đang đứng ngay sau Hàn Quốc trong bảng xếp hạng các thị trường xuất khẩu hải sản của Việt Nam. Trong 3 tháng qua, việc tiêm chủng mở rộng vaccine chống Covid-19 và gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ đang là động lực để nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản phục hồi không chỉ ở phân khúc dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, mà cả ở phân khúc bán lẻ. Điều này đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hải sản đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Đáng chú ý, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này đang tăng trưởng ở mức cao. Riêng trong tháng 5, xuất khẩu mực bạch tuộc của Việt Nam sang Mỹ đang tăng với tốc độ “phi mã” 538% so với cùng kỳ.

 

Nguồn: Vasep