TIN TỨC KHÁC

Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Khi nào giá thép sẽ phục hồi?

Thị trường thép trong nước sẽ vẫn trầm lắng trong tháng 9 và giá thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Triển vọng ngành thép khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục

Ngành thép đã từng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, lượng hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, thị trường thép sẽ được hưởng lợi nhờ xây dựng và bất động sản phục hồi, đầu tư công được đẩy mạnh…


Quy hoạch thị trường các sản phẩm chủ lực

Về sản xuất cá tra, hiện nay giá cá đang xuống thấp, lượng cá quá cỡ trong ao của nhiều hộ nuôi hiện rất lớn, người nuôi thua lỗ, một số địa phương đã có chuyển đổi mô hình sang nuôi đối tượng khác hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, chất lượng giống cá tra thấp, nuôi chết nhiều, còi cọc, chậm lớn. Mặt khác, hiện nay Trung Quốc đã và đang sản xuất được cá tra, do vậy, tương lai cá tra Việt Nam sẽ khó khăn hơn khi xuất khẩu vào thị trường này. Do vậy, Hội Nghề cá Việt Nam kiến nghị Bộ NN&PTNT cần có chiến lược thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ cá tra, quy hoạch lại vùng nuôi, nâng cao chất lượng giống, giảm giá thành thức ăn, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm… đẩy mạnh tuyên truyền tiêu thụ nội địa.

Với con tôm, để đáp ứng nhu cầu điện năng, một số vùng nuôi người dân tự bỏ vốn xây dựng hệ thống điện hạ thế mà không được Nhà nước hỗ trợ (như Bạc Liêu, Cà Mau). Vấn đề thủy lợi trong nuôi tôm chưa được đầu tư thỏa đáng (nhất là khu vực ĐBSCL). Ngoài ra, người dân rất khó tiếp cận vốn vay của ngân hàng, phải đi vay tín dụng đen với lãi cao… Tiền điện cao, giá giống cao nên giá thành sản xuất cao; hiệu quả thấp, khả năng cạnh tranh sẽ giảm. Do vậy, kiến nghị Bộ NN&PTNT có kế hoạch làm việc với ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân được vay vốn sản xuất. Đồng thời, hỗ trợ đầu tư điện hạ thế vùng nuôi; Nghiên cứu để có con giống tốt, giảm giá giống, giảm giá thành thức ăn, đầu vào cho sản xuất. Cùng với đó, cần ngăn chặn việc nhập khẩu tôm nguyên liệu ồ ạt theo hình thức tạm nhập tái xuất để tránh ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, bởi hiện nay sản lượng tôm nguyên liệu nhập khẩu vào nước ta khá lớn.

Về thị trường, Trung Quốc đã chủ trương ngừng nhập khẩu các mặt hàng thủy sản theo đường tiểu ngạch. Thế nhưng, việc xuất khẩu theo con đường chính ngạch qua cửa khẩu Quảng Ninh có khó khăn, nước này luôn đưa ra nhiều điều kiện và liên tục thay đổi, dẫn tới nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị thua thiệt. Do đó, Hội Nghề cá Việt Nam kiến nghị Bộ NN&PTNT cần tích cực đàm phán với phía Trung Quốc để hỗ trợ cho xuất khẩu sang thị trường này cũng như một số thị trường khác như Brazil, Mỹ, EU…

PV 

Nguồn: Thủy sản Việt Nam