TIN TỨC KHÁC

Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Khi nào giá thép sẽ phục hồi?

Thị trường thép trong nước sẽ vẫn trầm lắng trong tháng 9 và giá thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Triển vọng ngành thép khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục

Ngành thép đã từng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, lượng hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, thị trường thép sẽ được hưởng lợi nhờ xây dựng và bất động sản phục hồi, đầu tư công được đẩy mạnh…


Giá thủy sản Mỹ tăng mạnh trong quý II/2021

Giá thủy sản Mỹ tăng cao trong Quý II/2021

 

Các sản phẩm thủy sản đông lạnh có mức tăng giá lớn nhất từ ​​quý 1 đến quý 2 năm nay, tăng 5,6%, trong khi giá thủy sản chế biến tăng 3,3% và giá thủy sản tươi sống tăng 2%. Giá thủy sản tươi sống trong quý 2/2021 cũng tăng 8% so với năm 2019 và 4,1% so với cùng kỳ năm 2020, đạt trung bình 8,40 USD (7,14 EUR)/pao.

 

Giá thủy sản chế biến trong quý 2/2021 tăng 4,4% so với quý 2/2019 nhưng giảm 0,3% so với năm 2020. Giá trung bình trong quý 2 năm nay là 4,88 USD (4,15 EUR)/pao.

 

O’Brien cho biết lạm phát giá bán hàng của các nhà phân phối, nhà chế biến và nhà điều hành dịch vụ thực phẩm cho khách hàng dịch vụ thực phẩm đã lên “con số khổng lồ 29%” trong tháng 6/2021.

 

Chuỗi cung ứng chặt chẽ đối với nhiều sản phẩm thủy sản đã buộc Santa Monica Seafood phải tiếp nhận lượng hàng dự trữ đông lạnh lớn hơn bình thường để đảm bảo có đủ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 

“Liên lạc thường xuyên với các đối tác nhà cung cấp của chúng tôi và hàng dự trữ mà nhà cung cấp quản lý cũng đã trở thành tiêu chuẩn trong thời điểm nguồn cung eo hẹp này,” O’Brien nói.

 

Santa Monica Seafood đang cố gắng “kiểm soát và giảm chi phí ở những nơi chúng tôi có thể và tận dụng thế mạnh mua số lượng lớn để giữ mức tăng giá ở mức tối thiểu cho khách hàng của chúng tôi,” O’Brien lưu ý.

 

O’Brien cho biết, sự phục hồi của ngành dịch vụ ăn uống khiến đơn đặt hàng của các nhà hàng tăng vọt cùng với số lượng đơn đặt hàng bán lẻ tăng lên, dẫn đến nguồn cung bị thắt chặt và giá cả tăng lên. Theo O’Brien, những loài có giá tăng cao nhất trong năm nay bao gồm cua huỳnh đế, cua tuyết, cua xanh, sò điệp nội địa lớn, tôm hùm Bắc Đại Tây Dương, cá chẽm Chile, cá hồi Đại Tây Dương, cá ngừ vây vàng và cá tra.

 

Theo Giám đốc điều hành Samuels & Son Seafood Sam D’Angelo, giá tăng cao là do những khó khăn về logistic, nhu cầu tiêu dùng cao, thiếu lao động và các vấn đề về nguồn cung. Công ty của D’Angelo đã chứng kiến ​​mức giá tăng đáng kể nhất đối với mực, tôm hùm, cá vược Chile và thịt cua.

 

Giá tôm hùm đã tăng kỷ lục trong mùa hè này, khiến một số nhà hàng phải e dè để tránh gây sốc cho khách hàng. Theo báo cáo của Lewiston Sun-Journal, giá tôm đã tăng lên 6,00 USD (5,08 EUR)/pao so với mức thông thường vào khoảng 4,00 USD (3,39 EUR)/pao. Một số nhà hàng thú nhận đã loại bỏ tôm hùm ra khỏi thực đơn để tránh phải trả số tiền cắt cổ cho sản phẩm.

 

Toàn bộ chuỗi cung ứng hàng tạp hóa, bao gồm cả thủy sản, đang phải đối phó với việc chi phí tăng lên từng bước.

 

Trong khi giá nhiều loài đang tăng vọt, giá tôm và cá hồi vẫn khá ổn định, Roerink nói.  Cá hồi là một ngoại lệ, một phần là do được quảng cáo thường xuyên hơn. Giá trung bình vẫn ổn định ở mức 9,25 USD [7,87 EUR] đến 9,30 [7,91 EUR]/pao trong vài năm.

 

Theo Roerink, các khó khăn liên quan đến vận chuyển đang gây đau đầu về logistic và chi phí tăng gấp đôi hoặc gấp ba đối với một số công ty. Thêm vào đó, khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ người lao động, chi phí vật tư tăng, như bao bì, nhãn mác, pallet, v.v., nên lạm phát tương ứng với sự gia tăng chi phí phát sinh trong sản xuất.

 

Nguồn: VASEP