TIN TỨC KHÁC

Tín Hiệu Lạc Quan Từ Thị Trường Và Cơ Hội Tăng Tốc Cho Ngành Thuỷ Sản Cuối Năm 2024

Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bứt phá, khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm phục vụ các dịp lễ, tết.

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

 Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.


Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

DỰ BÁO XUẤT KHẨU TÔM TĂNG TRONG QUÝ 2

Dự báo xuất khẩu Tôm tăng trong quý 2

 

CPTPP

 

Tính đến hết tháng 2/2021, tổng giá trị XK tôm sang khối thị trường này đạt 128,8 triệu USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK sang Nhật Bản giảm 7,1% nhưng XK sang Australia tăng mạnh tới gần 51%; sang Canada tăng 1,5% và Singapore tăng gần 3% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2020, do ảnh hưởng của Covid-19, NK tôm của Nhật Bản giảm mạnh, đặc biệt là sản phẩm tôm sú. Giá trị NK tôm của Nhật Bản từ 3 nguồn cung lớn nhất là: Thái Lan, Việt Nam và Indonesia cũng giảm hoặc chững lại. Điều này cũng tác động một phần không nhỏ lên NK tôm trong 3 tháng đầu năm nay. Mặc dù Chính phủ Nhật Bản đã chú trọng sử dụng "liều thuốc hồi sức" để giúp các DN như: các cơ sở kinh doanh đồ ăn uống, cơ sở liên kết cung cấp hàng hóa trung gian như các HTX nông, ngư nghiệp... đứng vững sau căng thẳng do Covid nhưng lượng hàng tồn NK mới được giải phóng.

 

Xuất khẩu tôm VN từ tháng 1 đến tháng 2

 

Mỹ - EU

 

Hai tháng đầu năm 2021, tổng giá trị XK tôm sang Mỹ đạt 73 triệu USD, giảm 1,4% và sang EU đạt 52,3 triệu USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Đầu năm nay, giá tôm toàn cầu giảm cũng là một nguyên nhân khiến giá trị XK sang Mỹ và EU giảm. Theo đánh giá của nhiều nhà NK tôm lớn, nhu cầu sản phẩm tôm chế biến ở các nhà hàng Mỹ đã bắt đầu tăng trở lại, do đó nhiều nhà XK tôm chế biến Ấn Độ và Indonesia đã bắt đầu tranh thủ thời cơ đẩy mạnh sản phẩm này sang Mỹ. Tôm đông lạnh Việt Nam cũng đang cạnh tranh tốt tại thị trường này. Tuy nhiên, sau khi ngành dịch vụ hồi sinh trở lại ở Mỹ và EU, dự báo kênh tiêu thụ bán lẻ sẽ giảm, có thể trong thời gian tới nguồn cung nhiều mặt hàng tôm tại Mỹ, EU hay Anh sẽ thiếu hụt và tác động lên giá NK tôm sẽ tăng lên.

 

Nga 

 

Hai tháng đầu năm nay, thị trường Nga là thị trường đang gây chú ý khi giá trị XK tôm của Việt Nam sang thị trường này tăng 107,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 5,3 triệu USD. Mặc dù so với các thị trường XK lớn khác thì giá trị này vẫn còn khiêm tốn, nhưng mức tăng trưởng khả quan đột phá này cũng là một gợi ý cho các DN muốn chuyển hướng thị trường.

 

Có thể thấy rằng, hai tháng đầu năm 2021, giá trị XK tôm của Việt Nam sang nhiều thị trường lớn giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên khi phân tích nhu cầu và tình hình kinh tế của các thị trường lớn đang phục hồi, các DN XK tôm hoàn toàn có thể tin rằng, xK tôm Việt NAm trong thời gian tới sẽ tăng trưởng dương trở lại.

 

Thao đánh giá của Globefish, ba tháng đầu năm 2021, giá tôm thế giới giảm theo giá tôm của một số nguồn cung. Theo đó, nhu cầu từ khách sạn, nhà hàng và khu vực dịch vụ ăn uống (Horeca) tăng, đặc biệt nhu cầu bán lẻ tôm tươi và đông lạnh cũng tăng trên toàn thế giới. Đây cũng là tín hiệu hi vọng cho XK Việt Nam trong thời gian tới.

 

Nguồn: Vasep