TIN TỨC KHÁC

Tín Hiệu Lạc Quan Từ Thị Trường Và Cơ Hội Tăng Tốc Cho Ngành Thuỷ Sản Cuối Năm 2024

Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bứt phá, khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm phục vụ các dịp lễ, tết.

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

 Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.


Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Doanh nghiệp cá tra Việt Nam đang nỗ lực vượt dịch Covid-19

Đợt nghỉ Tết nguyên đán kéo dài, cộng thêm với tình hình bùng phát đại dịch Covid-19 tại Vũ Hán (Trung Quốc) đã khiến cho XK cá tra sang thị trường lớn nhất của năm 2019 là Trung Quốc bị ngưng trệ. Các đơn hàng của hai tháng đầu năm nay bị chậm hoặc gián đoạn XK. Một số DN cho biết, số lượng đơn hàng trong tháng 2 và 3/2020 chỉ còn khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kể từ giữa tháng 3/2020, sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, khách hàng Trung Quốc đã bắt đầu đặt hàng trở lại, lưu thông hàng hóa đã bắt đầu khởi động lại. Kể từ tháng 4/2020, XK cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông nhiều khả năng ổn định dần.

Đầu năm nay, tín hiệu vui hơn ở thị trường Mỹ, tính đến hết tháng 2/2020, giá trị XK cá tra sang Mỹ đạt 38,6 triệu USD, giảm gần 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong tháng 2/2020, giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 20,6 triệu USD, chiếm gần 19% giá trị XK cá tra và tăng gần 67% so với cùng kỳ năm 2019. Sự sụt giảm XK liên tục trong năm ngoái do rào cản thương mại và kỹ thuật tại thị trường này đã khiến nhiều DN rút lui. Tuy nhiên, đầu năm nay, khi lượng tồn kho sản phẩm cá thịt trắng, trong đó có cá tra tại Mỹ đã giảm, DN có thêm cơ hội gia tăng XK sang thị trường này.

Trong hai tháng đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 chưa ảnh hưởng nặng nề về thương mại đối với cá tra Việt Nam tại thị trường EU, nhưng giá trị XK sang thị trường này chỉ đạt 26 triệu USD, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Giá cá tra NK trung bình tại nhiều thị trường giảm. Tuy nhiên, kể từ tháng 3/2020, khi Italy, Đức và Anh - những thị trường tiềm năng cho cá tra Việt Nam trở thành trọng tâm của đại dịch đã khiến hoạt động giao thương sang các thị trường này ngưng trệ. Hệ thống nhà hàng, khách sạn đã ngưng hoạt động để tránh lây lan virus corona, nhiều đơn hàng đã bị ngưng và khách hàng thông báo chưa biết thời điểm nào sẽ giao dịch trở lại. Một số khách hàng EU còn khả năng tương tác đang liên tục đưa ra yêu cầu giảm giá bán, trong khi, giá cá tra XK trung bình sang một số quốc gia tại EU trong đầu năm nay đã giảm từ 10-15% so với cùng kỳ năm trước.

Đầu năm nay, ASEAN là thị trường XK lớn thứ 3 của cá tra Việt Nam (sau Mỹ và Trung Quốc - Hồng Kông) với giá trị XK trong 2 tháng đạt 26,5 triệu USD, giảm 19,3%. Trong đó, 3 thị trường đơn lẻ XK lớn nhất là Thái Lan giảm 10,9%; Malaysia giảm 5,8% và Singapore giảm 34% so với cùng kỳ năm trước.  Ngày 16/3/2020 vừa qua, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã tuyên bố phong tỏa toàn bộ đất nước này trong 2 tuần nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19, nhiều đơn hàng cá tra sang thị trường này đã bị ngưng trệ. Đây được coi là thị trường XK tiềm năng và ổn định trong khối ASEAN trong năm 2019 và các năm tiếp theo. Trước tình hình hiện tại, các đơn hàng cá tra sang Malaysia trong 3 tháng tới vẫn tiếp tục chờ phản hồi từ phía các đối tác.

Ngoài các thị trường XK lớn, trong hai tháng đầu năm 2020, XK cá tra sang Brazil giảm 16%; Mexico giảm 58,7%, Colombia giảm 6%, Australia giảm 22,7%. Nhưng điều đáng mừng là trong tháng 2/2020, XK cá tra sang Brazil, Colombia và Australia tăng trưởng lạc quan hơn so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 2-3/2020, tình trạng hạn mặn bất thường đã xảy ra ở ĐBSCL khiến cho vùng nuôi cá tra nguyên liệu bị ảnh hưởng nặng nề. Người nuôi ở một số địa phương đã ngưng thả nuôi do không đủ điều kiện nước, thủy lợi cho việc thả vụ mới. Cho tới thời điểm nay, do ảnh hưởng của thị trường và dịch bệnh, nhiều DN vẫn cố gắng đảm bảo duy trì việc làm cho người lao động. Việc “hồi sinh” NK cá tra ở thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đang là một trong những hi vọng cho các DN XK trong đầu năm nay trước ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-2019.

                                                                                                                                                                   Tạ Hà