TIN TỨC KHÁC

Tín Hiệu Lạc Quan Từ Thị Trường Và Cơ Hội Tăng Tốc Cho Ngành Thuỷ Sản Cuối Năm 2024

Cuối năm luôn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bứt phá, khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm phục vụ các dịp lễ, tết.

5 Yếu Tố Tác Động Đến Thị Trường Thép Việt Nam

 Dù đối mặt với sự suy yếu từ thị trường bất động sản Trung Quốc, thị trường thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.


Ngành thép Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 11% trong năm 2025

Với động lực từ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng và sự hồi phục của thị trường bất động sản nhờ tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, ngành thép Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đạt bình quân 14% trong năm 2024 và 11% trong năm 2025.


Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Dịch Corona gây thiệt hại đối với lĩnh vực dịch vụ hậu cần thủy sản của Trung Quốc

Theo một thông báo được phát đi ngày 12/2/2020, các công ty vận tải cập cảng Thượng Hải có thể phải đối mặt với chi phí do tắc nghẽn hoặc phải thay đổi lộ trình đến các cảng khác ở Trung Quốc.

“Sức chứa của các kho lạnh tại cảng Thượng Hải đã hết. Các khách hàng ở nước ngoài chưa gửi hàng không nên gửi hàng đến cảng trong thời điểm hiện tại”, theo thông báo.

Một thông báo khác cũng cho biết kho lạnh tại cảng Thiên Tân cũng đã hết sức chứa. Các công ty vận chuyển nên gửi container đến các cảng ở Shekou, Ninh Ba, Taican hoặc các cảng khác.

Theo World Shipping, cảng Thượng Hải được xem là cảng bận rộn nhất thế giới trong khi Thiên Tân được xem là cảng bận rộn thứ 9 trên thế giới.

Theo thông báo, hàng hóa được kiểm tra hải quan tại cảng Thượng Hải có thể gặp khó khăn trong việc nhập cảnh thuận lợi tại các cảng khác do các quy định về thủ tục hải quan. Chuối được thay đổi lịch trình từ Thượng Hải "có thể không thể làm thủ tục hải quan và kiểm tra tại cảng khác, điều này có thể dẫn đến thiệt hại và những tổn thất không thể tránh khỏi".

Kho lạnh bị quá tải do tài xế của các công ty vận tải đối mặt với những khó khăn khi trở lại làm việc. Theo một nguồn tin, hiện tại hầu như không có dịch vụ vận tải bằng xe tải.

Cảng Ninh Ba- Chu San được đề xuất là một cảng thay thế, là cảng bận rộn thứ tư trên thế giới. Tuy nhiên, cảng này chủ yếu dành cho hàng hóa với số lượng lớn, mặc dù Chu San cũng có một trung tâm chế biến thủy sản lớn.

Các lựa chọn cảng khác gần đó bao gồm Cảng cá quốc tế Hengsha ở Thượng Hải, nơi có khả năng lưu trữ lạnh 50.000 tấn dành riêng cho thịt và hải sản đông lạnh NK, cũng như các khu neo đậu cho các tàu cỡ nhỏ và vừa.

Trong khi đó, Trung tâm Thương mại Thủy sản Quốc tế Bắc Trung Quốc gần Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông đã mở một kho lạnh với công suất 150.000 tấn trong năm 2019, bao gồm cả kho lưu trữ lạnh nhiệt độ siêu thấp lớn nhất thế giới. Theo người phát ngôn của Trung tâm, trung tâm đang hoạt động "như thường lệ".

Nhập khẩu tôm có nguy cơ bị ảnh hưởng nhất

Theo Liên minh Chế biến và Tiếp thị các sản phẩm thủy sản Trung Quốc (CAPPMA), trong lĩnh vực thủy sản, việc quá tải các kho lạnh tại Thượng Hải và Thiên Tân có thể ảnh hưởng đến hầu hết các nhà NK tôm của Trung Quốc. Năm 2018, Thiên Tân đã tiếp nhận và xử lý 43.000 tấn tôm NK, trong khi ở cảng Thượng Hải là 23.000 tấn.

Cảng Thiên Tân là cảng lớn nhất đối với tôm đông lạnh cập cảng Trung Quốc. Trong khi đó, Thượng Hải xếp thứ tư.

Theo Cui He, Chủ tịch của CAPPMA, ở miền Nam Trung Quốc, người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng sản phẩm tôm sống được nuôi tại địa phương, trong khi ở miền Bắc Trung Quốc, người tiêu dùng phụ thuộc nhiều hơn vào sản phẩm tôm NK đông lạnh.

Theo số liệu năm 2018, tôm đông lạnh được cập cảng vào Trung Quốc thông qua các cảng chính khác như cảng Quảng Đông (lớn thứ 2), Liêu Ninh (thứ 3), Sơn Đông (thứ 5) và Phúc Kiến (thứ 6).

Trong năm 2019, NK tôm của Trung Quốc tăng gần 3 lần lên mức 718.000 tấn, giúp Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành nhà NK tôm lớn nhất thế giới xét về khối lượng, Giá trị NK của Trung Quốc trong năm 2019 đạt 4,44 tỷ USD.

Vào ngày 13/2/2020, Peru tuyên bố đã ngừng XK sang Trung Quốc các sản phẩm thủy sản phục vụ tiêu dùng của người dân do quá tải tại các cảng của Trung Quốc.

Trong khi đó, các nhà chế biến cá rô phi ở miền Nam Trung Quốc cho biết họ vẫn chưa mở cửa trở lại vì ảnh hưởng của vi rút Corona.

(Theo undercurrentnews)