TIN TỨC KHÁC

Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Khi nào giá thép sẽ phục hồi?

Thị trường thép trong nước sẽ vẫn trầm lắng trong tháng 9 và giá thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Triển vọng ngành thép khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục

Ngành thép đã từng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, lượng hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, thị trường thép sẽ được hưởng lợi nhờ xây dựng và bất động sản phục hồi, đầu tư công được đẩy mạnh…


Đề xuất gỡ vướng về quy định kiểm dịch cho doanh nghiệp thuỷ sản

Đề xuất gỡ vướng về quy định kiểm dịch cho doanh nghiệp thuỷ sản

 

VASEP vừa có Văn bản số 45/CV-VASEP gửi Bộ Tư pháp đề xuất các vướng mắc, bất cập mà doanh nghiệp (DN) ngành thủy sản đang đối mặt.

 

Công văn của VASEP phúc đáp Công văn số 1008/BTP-PLDSKT ngày 7/4/2021 của Bộ Tư pháp về việc đề xuất nội dung dự kiến rà soát, nhận diện đầy đủ các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của đại dịch Covid-19. 

 

Một trong 5 vấn đề được VASEP đề cập trong văn bản này là bất cập, vướng mắc trong việc đưa các sản phẩm chế biến từ động vật, sản phẩm động vật thủy sản sử dụng cho con người tiêu dùng vào danh mục kiểm dịch thú y.

 

VASEP cho biết, Hiệp hội cũng đã có Văn bản số 14/CV-VASEP ngày 19/2/2021 góp ý cho Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 (mã số HS đối với danh mục hàng hoá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT). 

 

Theo VASEP, nhiều sản phẩm chế biến từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) vẫn đang tiếp tục thuộc danh mục phải “kiểm dịch” (theo Luật Thú y) là chưa phù hợp. 

 

“Việc duy trì mở rộng các đối tượng/danh mục “hàng chế biến” phải kiểm dịch như Dự thảo là biện pháp quá mức và không cần thiết, chưa phù hợp với chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, với quy định pháp luật cũng như thông lệ quốc tế hiện hành…”- Công văn của VASEP khẳng định.

 

Vì vậy VASEP kiến nghị không đưa các sản phẩm thuỷ sản chế biến từ động vật, hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” vào danh mục phải kiểm dịch (bệnh) theo Luật Thú y, trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh. Các sản phẩm chế biến kể trên chỉ chịu kiểm soát theo các quy định của Luật An toàn thực phẩm.

 

Sau khi phân tích những bất cập về pháp lý cũng như sự chưa phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế, VASEP cho rằng quy định trước đây về danh mục đối tượng phải kiểm dịch thủy sản của Bộ NN&PTNT cũng không yêu cầu kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh và chế biến chín, đóng bao bì kín. Cụ thể, năm 2008, trong “Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản” ban hành kèm theo Quyết định 110/2008/QĐBNN ngày 12/11/2008 của Bộ NN&PTNT. 

 

“Để quản lý có hiệu quả, chúng ta phải áp dụng quản lý rủi ro, Hiệp hội hoàn toàn nhất trí về sự cần thiết phải kiểm dịch chặt chẽ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp đá. Nhưng về mặt khoa học và quản lý, không áp dụng tương tự cho các sản phẩm thực phẩm (dùng cho người) ở dạng chế biến (đông lạnh, chín, đóng bao bì kín….) vì về nguyên tắc, các mặt hàng thủy sản đông lạnh và sản phẩm chế biến chín, đóng bao bì kín (như đồ hộp, hàng khô tẩm gia vị ăn liền,…) không thể mang và không có nguy cơ mang theo mầm bệnh và không thể gây ra lây lan dịch bệnh cho thủy sản trong môi trường xung quanh...”- Văn bản của VASEP nêu.

 

Nguồn: VASEP