TIN TỨC KHÁC

Lập Kỷ Lục Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Hơn 1 tỷ USD Trong 1 Tháng

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần đầu sau 27 tháng (từ tháng 6/2022) xuất khẩu thủy sản theo tháng vượt mốc 1 tỷ USD

Nhập Khẩu Sắt Thép Của Việt Nam Tăng Mạnh Trong 9 Tháng Đầu Năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép với tổng trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về khối lượng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Khi nào giá thép sẽ phục hồi?

Thị trường thép trong nước sẽ vẫn trầm lắng trong tháng 9 và giá thép nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Triển vọng ngành thép khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục

Ngành thép đã từng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, lượng hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, thị trường thép sẽ được hưởng lợi nhờ xây dựng và bất động sản phục hồi, đầu tư công được đẩy mạnh…


Các nhà xuất khẩu thủy sản Trung Quốc than phiền chi phí vận chuyển tăng vọt

 

Ngành thủy sản của Trung Quốc tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu khi các nhà xuất khẩu bị thiếu container và giá cước vận chuyển cao ngất trời.

 

Một giám đốc điều hành cấp cao của một nhà cung cấp thủy sản có trụ sở tại Trạm Giang - trung tâm tôm của Trung Quốc - nói rằng, chi phí vận chuyển một container thủy sản đã "tăng vọt" trong vài tuần qua. Chi phí vận chuyển cho tất cả các tuyến có thể tăng thêm 2.000 USD/container vào giữa tháng 8, tình hình logistic hiện tại "hỗn loạn" vì một số khách hàng từ chối chịu thêm chi phí.

 

Trong trường hợp này, một số nhà chế biến Trung Quốc sẽ chọn hủy bỏ thỏa thuận vì họ không thể tự trang trải chi phí. Một số khách hàng sẵn sàng chia sẻ chi phí phụ trội. Ví dụ, nếu cước tăng thêm 5.000 USD/container, chúng tôi sẽ chia nhỏ chi phí để tiến hành giao hàng.

 

Một nhà xuất khẩu thủy sản có trụ sở tại Thanh Đảo cho biết, chi phí vận chuyển từ Thanh Đảo đến New York, Chicago hoặc Boston đã tăng lên 22.000 USD/container hoặc hơn. Trong khi những mặt hàng đến Bremerhaven, Đức và Felixstowe, Anh, đã lên tới 12.000 USD/container.

 

Giá cước vận tải tăng do gián đoạn hậu cần toàn cầu trong bối cảnh đại dịch. Tình hình trở nên tồi tệ hơn sau khi Kênh đào Suez bị tắc nghẽn vào tháng 3 và việc đình chỉ các hoạt động cảng lớn ở miền nam Trung Quốc từ tháng 5 đến tháng 6 năm nay.

 

Cảng Diêm Điền (Yantian) ở Thâm Quyến – cảng lớn thứ ba thế giới - đã tạm thời ngừng tiếp nhận các container hạng nặng vào tháng 5 do đợt bùng phát coronavirus mới trong khu vực. Công ty vận tải biển Maersk của Đan Mạch từng mô tả tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng ở cảng Diêm Điền là "nút thắt cổ chai nóng nhất" của chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

Sau đó vào tháng 6, cảng Trạm Giang, trung tâm tôm của Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu thủy sản từ Ấn Độ, Việt Nam và 9 quốc gia châu Á khác trong 25 ngày do sợ các sản phẩm thủy sản nhập khẩu bị nhiễm COVID.

 

Hiệu ứng gợn sóng đã thể hiện trong hoạt động tài chính của một số doanh nghiệp thủy sản. Baiyang Investment Group, một trong những nhà xuất khẩu cá rô phi lớn nhất Trung Quốc, dự báo khoản lỗ tạm thời là 15,6 triệu NDT (2,4 triệu USD) trong 6 tháng đầu năm 2021, một phần thiệt hại do giá cước vận tải tăng.

 

Nhập khẩu: Miền Nam gián đoạn, miền Bắc hoạt động bình thường

 

Ngoài xuất khẩu, ngành thủy sản Trung Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức trong bối cảnh hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là ở miền nam Trung Quốc.

 

Cảng Trạm Giang gần đây đã áp đặt hạn chế mới đối với các container đến từ Ấn Độ, Việt Nam và 9 quốc gia châu Á khác. Cảng chỉ cho phép mỗi ngày được làm thủ tục hải quan và đón tại cảng 20 container nhập khẩu từ 11 quốc gia này.

 

Ocean Treasure, một nhà cung cấp thủy sản có trụ sở tại Nam Thông, cho biết các hạn chế mới đã làm chậm quá trình vận chuyển container đến các nhà máy chế biến thủy sản. Nhiều container vẫn còn mắc kẹt tại cảng và sẽ mất ít nhất một tháng để thông quan.

Hơn nữa, các cảng ở Jiaoxin và Lianhuashan, tỉnh Quảng Đông, cũng đã thông báo họ tạm ngừng tiếp nhận các container lạnh. Cảng Fuqing, Fuzhou, cũng đã áp dụng phụ phí tắc nghẽn cảng đối với tất cả các hàng hóa lạnh.

 

Ngược lại, hoạt động của cảng Đại Liên - một trung tâm thủy sản lớn ở miền bắc Trung Quốc - đang trở lại bình thường sau khi nới lỏng một số biện pháp kiểm soát coronavirus. Các nhà chế biến thủy sản tại đó không phải chờ đợi lâu để lấy container nữa.

 

Đầu năm nay, các nhà chức trách của Đại Liên đã thắt chặt hạn chế nhập khẩu tại cảng trong bối cảnh coronavirus tăng đột biến trong thành phố. Quá trình kiểm tra và khử trùng đã gây ra sự chậm trễ nghiêm trọng trong việc xếp dỡ và giao hàng container. Ngoài ra, các quan chức đã tiến hành điều tra trên toàn thành phố trong ngành công nghiệp dây chuyền lạnh và đình chỉ các chợ bán hải sản đông lạnh.

 

Trong khi đó, Trung Quốc ngừng nhận cá minh thái có đầu và rút ruột (H&G) được vận chuyển từ Nga qua cảng Busan của Hàn Quốc mà không có giấy chứng thư vệ sinh và đánh bắt mới cho mỗi container từ Hàn Quốc.

 

Một giám đốc điều hành cấp cao của một công ty thủy sản có trụ sở tại Thanh Đảo nói rằng, vấn đề đã được giải quyết. Các công ty đánh bắt cá của Nga có thể xin giấy chứng nhận từ cơ quan chức năng Hàn Quốc trước khi vận chuyển sang Trung Quốc, nhưng họ phải trả thêm chi phí và mất nhiều thời gian hơn để nhận được giấy tờ.

 

Tuy nhiên, công ty lo lắng rằng chính quyền Trung Quốc sẽ áp đặt các hạn chế mới đối với ngành công nghiệp dây chuyền lạnh trong bối cảnh đợt bùng phát virus coronavirus mới nhất ở thành phố Nam Kinh, miền Đông nước này.

 

Gần 200 ca COVID-19 mới đã được phát hiện ở Nam Kinh kể từ khi loại virus này được phát hiện lần đầu tiên tại sân bay của thành phố vào ngày 20/7, với hầu hết trong số họ được chẩn đoán là biến thể Delta lây lan nhanh. Các quan chức y tế cho biết đã đình chỉ các chuyến bay từ sân bay Nam Kinh và tiến hành kiểm tra hàng loạt đối với dân số 9,3 triệu người.

 

Nguồn: VASEP