TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu cá Tra Việt Nam: Tin vui sau chuỗi ngày ảm đảm

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan, tình hình xuất khẩu mặt hàng cá Tra trong tháng 9 năm 2023 đạt hơn 165 triệu USD, tăng trưởng dương 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên trong năm nay xuất khẩu cá Tra có dấu hiệu khởi sắc đầy hứa hẹn.  Xuất khẩu cá tra đến Các thị trường chính như Trung Quốc, Hongkong, EU, Brazil, Mexico, … ghi nhận tăng trưởng dương 2 con số.

Loại thủy sản nào xuất khẩu sang Anh tăng kỷ lục gần 800% trong 6 tháng đầu năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, riêng trong tháng 6 năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Anh đạt xấp xỉ 4,5 nghìn tấn, giá trị lên gần 29 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 15,7% về trị giá so với tháng 6/2022.

Lạm phát bắt đầu chi phối nhập khẩu cá tra tại các thị trường

(vasep.com.vn) Gần 2 tỷ USD – kết quả XK cá tra 9 tháng đầu năm 2022 là một con số vượt hơn cả mong đợi của ngành này. Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến XK tháng 9 vừa qua sẽ thấy lạm phát đã tấn công mạnh mẽ vào tất cả các ngành hàng thực phẩm và thủy sản, không loại trừ cá tra.


Trung Quốc không còn đình chỉ với doanh nghiệp có hàng dương tính SARS-CoV-2

(vasep.com.vn) Trung Quốc xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm virus Sars-COV-2 sau gần 2 năm thực thi.


Nhà tiền chế cấp 4 giá phổ thông- Xu hướng nhà ở thân thiện với môi trường

Nhà tiền chế cấp 4  là loại kiểu nhà dân dụng, có kiến trúc phổ biến và thi công khá đơn giản, được đa số người dân xây dựng, phổ biến từ nông thôn đến thành thị. Chỉ với ngân sách khoảng 100,000,000 VND bạn có thể sở hữu một căn nhà tiền chế cấp 4 bao gồm tất cả các chi phí vật liệu và  thi công xây dựng. Việc sử dụng nhà tiền chế cấp 4 không phải là lạc hậu, cũ kĩ, song song với quá trình phát triển của xã hội thì việc xây dựng nhà tiền chế cấp 4 đã ngày càng phát triển hiện đại, nâng tầm chất lượng và bắt kịp xu thế của thế giới. Với công nghệ xây dựng mới, nhà tiền chế cấp 4 ưu tiên sử dụng vật liệu thép siêu nhẹ và được ứng dụng chủ yếu các nhà ở, văn phòng công ty,..... Hãy cùng TRƯỜNG THỊNH tìm hiểu chi tiết về kiểu nhà rất phổ biến này nhé.


11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hải sản tăng 8,4%

Riêng trong tháng 11/2019, XK hải sản của Việt Nam đạt gần 282 triệu USD, tăng 2% so với tháng 11/2018. Trong đó, XK cá ngừ đạt 59,4 triệu USD, tăng 5,3%, XK cá biển khác (trừ cá ngừ) đạt 143,3 triệu USD, tăng 6,3%, XK mực, bạch tuộc và nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm lần lượt 19,3% và 14,8%, XK cua ghẹ và giáp xác khác tăng trưởng tốt 57,4% đạt 20,3 triệu USD.

Cá ngừ: Tính tới tháng 11 năm nay, XK cá ngừ của Việt Nam đạt 668,9 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó XK cá ngừ mã HS 03 tăng 23,7%, cá ngừ cá ngừ mã HS 16 giảm 0,7%. Việt Nam XK nhiều nhất là cá ngừ loin/phile đông lạnh với 342,5 triệu USD, tiếp đến là cá ngừ hộp với 167,2 triệu USD, các sản phẩm chế biến khác khoảng 117,3 triệu USD, còn lại là cá ngừ tươi/đông lạnh với trên 41,2 triệu USD.

Mỹ vẫn là thị trường NK cá ngừ lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 44,5% trong tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam đi các thị trường. Tính tới tháng 11 năm nay, XK cá ngừ Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng tốt 42,6% đạt 297,6 triệu USD. EU là thị trường NK lớn thứ 2, chiếm tỷ trọng 19,2%. Trong 3 thị trường NK lớn nhất trong khối EU (Tây Ban Nha, Italy, Hà Lan), XK cá ngừ sang Italy tăng, XK sang hai thị trường còn lại giảm.

Mực, bạch tuộc: Lũy kế 11 tháng của năm 2019, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 531,2 triệu USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính tới tháng 11 năm nay, XK mực, bạch tuộc Việt Nam chỉ tăng trong hai tháng 1 và 3/2019, các tháng còn lại đều giảm.

Trong tổng cơ cấu mực, bạch tuộc XK của Việt Nam, bạch tuộc chiếm tỷ trọng cao hơn với 51,1%, còn lại mực chiếm 48,9%. Việt Nam vẫn chủ yếu XK các sản phẩm mực, bạch tuộc sống/tươi/đông lạnh (chiếm tỷ trọng 71%), các sản phẩm chế biến vẫn chưa nhiều (chiếm 29%).

11 tháng đầu năm nay, XK tất cả các mặt hàng mực, bạch tuộc của Việt Nam đều giảm trong đó XK mực giảm 17,8%, XK bạch tuộc giảm 6,7%. Mực khô/nướng (HS 03) giảm mạnh nhất 26,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Hàn Quốc vẫn là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 39,9% tổng XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. Tính tới tháng 11 năm nay, XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt 211,8 triệu USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2018. Sau khi tăng trưởng liên tục trong 4 tháng đầu năm 2019, XK mặt hàng này sang Hàn Quốc giảm liên tục từ tháng 5 đến tháng 11.

Trong cơ cấu sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam XK sang Hàn Quốc, bạch tuộc vẫn chiếm ưu thế với 75%, còn lại mực chiếm 25%. Hàn Quốc chủ yếu NK các sản phẩm mực, bạch tuộc từ Việt Nam như mực khô lột da, mực chế biến làm sạch đông lạnh, mực sushi đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, bạch tuộc cắt khúc ướp đá…

Nhật Bản, thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam, NK 130,7 triệu USD mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2018. XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật giảm liên tiếp trong bốn tháng từ tháng 8 đến tháng 11.

Tỷ trọng mực và bạch tuộc của Việt Nam xuất sang Nhật Bản gần tương đương. Trong cơ cấu mực, bạch tuộc của Việt Nam XK sang Nhật Bản, mực tươi/đông lạnh (HS 03) chiếm tỷ trọng cao nhất.

Tính tới tháng 11 năm nay, ASEAN vươn lên là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam do tăng NK mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong tháng 11. Sau mức giảm liên tục từ tháng 8/2019, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này tăng 21,7% trong tháng 11/2019 đạt 8,8 triệu USD. Lũy kế 11 tháng, giá trị XK đạt 64,6 triệu USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

XK hải sản sang EU vẫn bị tác động bởi thẻ vàng IUU, tuy nhiên, các DN đẩy mạnh XK sang các thị trường khác. Dự kiến, XK hải sản của Việt Nam cả năm 2019 tăng khoảng 10% so với năm 2018.