TIN TỨC KHÁC

Tất Tần Tật Những Thông Tin Về Citric Acid

Citric Acid là một hợp chất hữu cơ yếu, do tính chất của axit là có vị chua nên Citric Acid được sử dụng như một loại chất bảo quản tự nhiên cùng với khả năng bổ sung vị chua cho nhiều sản phẩm. 


Những Chức Năng Nổi Bật Của Sodium Tripolyphosphate Trong Công Nghiệp Thực Phẩm

Sodium Tripolyphosphate (STPP) có công thức hóa học là Na5P3O10, là bột tinh thể màu trắng, hòa tan trong nước. Thường được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm như một chất bảo quản, nhũ hóa, cải thiện cấu trúc và độ đồng nhất của các thực phẩm và ngăn ngừa sự tách rời các thành phần. STPP hoạt động bằng cách liên kết với các ion kim loại trong các thực phẩm, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác.


Giới Thiệu Về Tetrasodium Pyrophosphate

 TetraSodium Pyrophosphate (TSPP) có công thức hóa học Na4P2O7. Là dạng bột, màu trắng, có thể hòa tan tốt trong nước, được sử dụng như một chất điều chỉnh độ PH, chất nhũ hóa và như một chất bổ sung dinh dưỡng. Sử dụng trong chế biến thịt và hải sản như một chất giữ nước, chất ổn định cho các sắc tố tự nhiên và ngăn ngừa sự hư hỏng của chất béo, làm cho sản phẩm có độ dai giòn, thay cho hàng the.

Năng Lực Sản Xuất Và Xuất Khẩu Tại Nhà Máy KCT Trường Thịnh

Nhà máy kết cấu thép Trường Thịnh tự hào là đơn vị với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo kết cấu thép với hệ thống sản xuất hiện đại và năng lực xuất khẩu mạnh mẽ, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế.

Xu Hướng Tăng Tốc Độ Xây Dựng Và Giảm Chi Phí Với Nhà Thép Tiền Chế

Trong bối cảnh ngành xây dựng ngày càng phát triển và nhu cầu tối ưu hóa thời gian, chi phí xây dựng ngày càng cao; nhà thép tiền chế được xem như một giải pháp đột phá, giúp các dự án đạt được hiệu quả tối đa nhất. 


Tại sao DN của tôi phải xây dựng và áp dụng Bộ tiêu chí HVNCLC – Chuẩn hội nhập?

Chúng ta vẫn thường tự hỏi: Tại sao các khách hàng, các cơ quan Nhà nước và ngay cả các bên liên quan khác có quan tâm đến doanh nghiệp của mình thì họ luôn yêu cầu hoặc đề xuất doanh nghiệp mình phải xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quản lý mới, tiêu chuẩn quản lý được công nhận? Tại sao doanh nghiệp của tôi đã có ISO 9001:2015 mà khách hàng còn hỏi doanh nghiệp tôi có ISO 14001 không? Anh bạn tôi là chủ một doanh nghiệp may mặc còn được yêu cầu phải có tiêu chuẩn SA 8000, WRAP hay ISO 45001?


Chúng ta cũng vẫn thường thắc mắc: Tại sao hằng năm doanh nghiệp của tôi vẫn được các cơ quan quản lý của Nhà nước thanh tra, kiểm tra về chất lượng sản phẩm, ghi nhãn hàng hóa, hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm; kiểm tra về an toàn lao động, PCCC, các chính sách bắt buộc cho người lao động như BHXH, BHYT, BHTN; kiểm tra về môi trường… và doanh nghiệp đều được xác nhận tuân thủ tốt thì tại sao lại phải thiết lập và áp dụng các tiêu chuẩn như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, WRAP… hay gần đây là Bộ tiêu chí Hàng Việt Nam Chất lượng cao – Chuẩn hội nhập (Bộ tiêu chí HVNCLC-CHN)?
Có nhiều doanh nghiệp khác hỏi: Doanh nghiệp tôi có chứng nhận ISO 9001, có ISO 14001 còn có nhiều cái ISO… khác nữa, tại sao doanh nghiệp của tôi phải xây dựng và áp dụng Bộ tiêu chí HVNCLC – CHN cho ngành phi thực phẩm này nữa?
Lại có doanh nghiệp hỏi: doanh nghiệp của tôi phải làm thế nào để có danh hiệu HVNCLC, và làm thế nào để đạt HVNCLC – CHN? Doanh nghiệp của tôi năm trước đã được chứng nhận đạt HVNCLC – CHN rồi, tại sao năm nay lại đánh giá nữa, lại phải cung cấp các loại hồ sơ… không khác gì bị thanh tra, kiểm tra, mệt thật?
Và còn nhiều nhiều nữa các câu hỏi, các thắc mắc của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu siêu nhỏ, cả nhiều anh chị em mới ra khởi nghiệp; các câu hỏi thường xoay quanh các vấn đề làm sao để bán được hàng, làm sao để thâm nhập thị trường vùng này hay xuất khẩu đi nước nọ, làm sao có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại…, sản phẩm của tôi phải có tiêu chuẩn gì mới bán được; tại sao sản phẩm của tôi phải được chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp phải thực hiện công bố hợp quy…?
Ta có thể tìm hiểu để trả lời cho những tại sao hay thắc mắc qua các thông tin sau và nội dung của Bộ tiêu chí HVNCLC – CHN sẽ được lần lượt đăng trên Thế giới hội nhập:
MỤC ĐÍCH CỐT LÕI của việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý là:
Như TCVN ISO 9001:2015 là để tổ chức đảm bảo việc quản lý của mình cam kết cung cấp ổn định cho khách hàng sản phẩm/dịch vụ đạt chất lượng như công bố, GIẢM RỦI RO VÀ NÂNG CAO CƠ HỘI, để thỏa mãn khách hàng;
Như TCVN ISO 14001:2015 là để tổ chức đảm bảo cam kết bảo vệ môi trường, GIẢM RỦI RO VÀ NÂNG CAO CƠ HỘI trong việc bảo vệ môi trường cùng với các hoạt động của tổ chức;
Như ISO 45001:2018 đã thay thế cho OHSAS 18001 là để GIẢM RỦI RO VÀ NÂNG CAO CƠ HỘI trong việc quản lý an toàn – vệ sinh lao động cho người lao động trong các hoạt động của doanh nghiệp…
Bộ tiêu chí HVNCLC-Chuẩn hội nhập (ngành phi thực phẩm) là để doanh nghiệp đảm bảo việc quản lý của mình GIẢM RỦI RO VÀ NÂNG CAO CƠ HỘI nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, minh bạch trong hoạt động, thể hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.
VÀ TƯ DUY DỰA TRÊN RỦI RO là CỐT LÕI để có HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÓ HIỆU LỰC, để ĐẠT KẾT QUẢ MONG ĐỢI và NGĂN NGỪA CÁC TÁC ĐỘNG BẤT LỢI.

VÀ ĐIỂM QUAN TRỌNG VỀ QUẢN TRỊ TRONG TIÊU CHUẨN là VÒNG LẶP P-D-C-A (PLAN – DO – CHECK – ACT)

VỚI 7 NGUYÊN TẮC CHẤT LƯỢNG là NỀN TẢNG khi muốn ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÓ HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ, và VỮNG BỀN

Hướng vào khách hàng (Customer Focus)
Sự lãnh đạo (Leadership)
Gắn kết mọi người (Engagement of People)
Tiếp cận theo quá trình (Process Approach)
Cải tiến (Improvement)
Quyết định dựa trên bằng chứng (Evidence-based Decision Making)
Quản lý mối quan hệ (Relationship Management)
Vậy tiêu chuẩn có nhiều loại lại thêm Bộ tiêu chí thì doanh nghiệp biết áp dụng thế nào cho phù hợp để tương thích với thực tế và điều kiện còn hạn hẹp của doanh nghiệp?
Trước hết, xin trả lời cho các doanh nghiệp lớn trong nhóm các doanh nghiệp lớn; không cần nói gì về các tiêu chuẩn liên quan nhưng ai cũng cảm nhận được là các doanh nghiệp đó và sản phẩm hay dịch vụ của họ luôn đáp ứng mong đợi và luôn đáp ứng với các yêu cầu của các tiêu chuẩn cần thiết liên quan, do đó, các doanh nghiệp này không cần xây dựng và áp dụng Bộ tiêu chí HVNCLC-CHN bởi vì, hệ thống quản lý của mỗi doanh nghiệp đó có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng những điểm cốt lõi, những nguyên tắc chung nhất và những hoạt động quản lý thực tế của họ đủ tin rằng đã đáp ứng các yêu cầu của Bộ tiêu chí và trong chừng mực nào đó sự đáp ứng của doanh nghiệp có thể còn ở tầm mức cao hơn; và nếu doanh nghiệp tham gia doanh nghiệp chắc chắn sẽ đạt.
Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự lựa chọn xây dựng và áp dụng Bộ tiêu chí HVNCLC-CHN là phù hợp trong điều kiện nội lực doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
Áp dụng tiêu chuẩn khi nào? Khi và hoặc khi:
Khách hàng yêu cầu, (không có thì khách hàng không tin tưởng & không mua)
Luật pháp bắt buộc, (bắt phải xây dựng & áp dụng; sản phẩm phải được phù hợp Quy chuẩn Quốc gia)
Cạnh tranh, (đối thủ có chứng nhận về tiêu chuẩn nên có lợi thế cạnh tranh)
Doanh nghiệp tự nhận thức, (doanh nghiệp hiểu việc áp dụng là có lợi cho DN)
Có thể áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp, (bao gồm các tổ chức SX/DV)
Hiểu đúng và áp dụng đúng (thực hiện đúng các yêu cầu cốt lõi của tiêu chuẩn).
Tiêu chí của Bộ tiêu chí HVNCLC – CHN là gì?
Bộ tiêu chí HVNCLC – CHN (ngành phi thực phẩm) được xây dựng từ những bộ tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến, phổ biến được nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới áp dụng và bao gồm 5 tiêu chí về:
Chất lượng
Môi trường
An toàn
Minh bạch
Trách nhiệm xã hội – cộng đồng
Tài liệu tham khảo: ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, ISO 26000, WARP… bao gồm các phiên bản mới hiện hành.
Khung Bộ tiêu chí HVNCLC – CHN gồm có 12 tiêu chí, trong đó được phân thành 100 câu hỏi yêu cầu doanh nghiệp tham gia phải xây dựng và áp dụng:
Xác định bối cảnh của doanh nghiệp
Lãnh đạo doanh nghiệp
Hoạch định
Hỗ trợ (4.1 nhân sự, 4.2 tài sản & trí tuệ, 4.3 công nghệ thông tin)
Vận hành (5.1 hoạch định & kiểm soát vận hành, 5.2 yêu cầu đối với sản phẩm & dịch vụ, 5.3 nghiên cứu & phát triển sản phẩm, 5.4 kiểm soát hoạt động mua hàng, 5.5 sản xuất và cung cấp dịch vụ, 5.6 kiểm soát đầu ra không phù hợp)
Đánh giá sự tuân thủ
Hoạt động cải tiến
Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội
Môi trường
Tài chính & Thuế
An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Yêu cầu riêng đối với sản phẩm và ngành nghề
Từ tiêu chí 1 đến tiêu chí 11 có 80 câu hỏi là các câu hỏi nền bắt buộc doanh nghiệp phải áp dụng; riêng tiêu chí 12 có 20 câu hỏi sẽ liên quan phụ thuộc vào hoạt động thực tế của từng doanh nghiệp và các ngành nghề khác nhau, do đó, tùy theo thực tế của mỗi doanh nghiệp mà có sự áp dụng nhiều hay ít và mức độ cũng khác nhau.
Nhắc lại: Bộ tiêu chí HVNCLC-CHN hay bất kỳ bộ tiêu chuẩn nào khác, mục đích cốt lõi là để giúp tổ chức quản lý các hoạt động của mình đạt kết quả như mong đợi và phòng tránh được các tác động không mong muốn và để phát triển được vững bền. Áp dụng tiêu chuẩn là phải cải tiến liên tục để luôn tiến về phía trước và tiêu chuẩn như là cái nêm để giúp cho tổ chức từng bước tiến lên đỉnh vinh quang mà không bị tụt hậu. Doanh nghiệp hãy cỡi lên tiêu chuẩn và dẫn dắt tổ chức mình tiến lên, Ban dự án của Hội đang sẵn sàng tư vấn để giúp các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng Bộ tiêu chí này.
TƯ DUY DỰA TRÊN RỦI RO – THỰC HIỆN VÒNG LẶP P.D.C.A
– KẾT HỢP VỚI 7 NGUYÊN TẮC CHẤT LƯỢNG
– ĐỂ VẬN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ ĐẠT HIỆU QUẢ NHƯ MONG ĐỢI

Nguồn: https://hvnclc.vn/